Hàng chục trẻ em Iraq đang mưu sinh ở bãi rác khổng lồ Kani Qirzhala ở khu vực cách Erbil, thủ phủ của người Kurd tại Iraq, khoảng 15 km. Chúng phải bới hàng tấn rác để nhặt nhạnh những mảnh nhựa và kim loại bán cho các nhà máy tái chế. Mỗi ngày, chúng kiếm được khoảng 9 USD.Khu tự trị của người Kurd ở Iraq hiện là nơi cư ngụ của hai triệu người trốn chạy khỏi phiến quân IS.“Đây không phải là cuộc sống nhưng bọn cháu không có lựa chọn nào khác”, Ahmed, 16 tuổi, chia sẻ. Được biết, Ahmed đã trốn khỏi thành phố Mosul hơn một năm trước. Ahmed và cậu em trai 12 tuổi đã bỏ học và đang làm “nghề” nhặt rác để kiếm sống. Ahmed nhặt rác ở bãi này đến nay được gần một năm, mỗi ngày từ 8 giờ sáng đến 2 hoặc 3 giờ chiều.“Bố mẹ cháu bảo rằng bọn khủng bố đã đến đây (Mosul) và gia đình cháu phải rời đi”, một cậu bé Iraq đang kiếm sống tại bãi rác Kani Qirzhala chia sẻ.Một tháng trước, hai con trai của Hussein Hamid là Ali (13 tuổi) và Taha (12 tuổi) bắt đầu cùng bố “làm việc” ở bãi rác. “Do hoàn cảnh, tôi buộc phải bắt chúng nghỉ học để giúp đỡ tôi”, Hussein tâm sự.“Nơi đây không phù hợp đối với bọn trẻ nhưng chúng buộc phải làm công việc này”, tờ Al Jazeera dẫn lời người quản lý bãi rác Ali Hessah.Đối với đa số trẻ sơ tán không sống trong các trại tị nạn, việc học hành bị hạn chế vì học phí cũng như khác biệt về ngôn ngữ.Chính quyền khu vực người Kurd (KRG) yêu cầu trẻ em phải đến trường trong 9 năm, thường là tới năm 15 tuổi. Tuy nhiên, theo luật giáo dục của Iraq, trẻ nhỏ thường chỉ học tới năm 12 tuổi. Do vậy, trẻ em Iraq trong độ tuổi từ 12 đến 15 thường phải lao động trong các khu vực người Kurd.Ngoài nhựa, Shalan, 12 tuổi, đến từ tỉnh Anbar, còn nhặt cả thực phẩm. “Nếu được đóng kín thì những đồ ăn này vẫn sử dụng được”, Shalan nói khi đang cầm ổ bánh mỳ được gói trong túi nhựa.Một thiếu niên Iraq vác "chiến lợi phẩm" trên vai.Ngày càng nhiều người đến bãi rác này để mưu sinh.Cuối ngày, những đứa trẻ sẽ mang “chiến lợi phẩm” đến bán cho các nhà máy tái chế.Naswan, giám đốc một nhà máy tái chế địa phương, cho biết mỗi ngày ông nhận khoảng 4 tấn nhựa tái chế, 1/4 số nhựa đó đến từ Kani Qirzhala. “Thật đáng buồn khi những đứa trẻ phải làm việc trong bãi rác. Chúng lẽ ra không phải làm ở đó nhưng người tị nạn thì cần tiền”, Naswan nói.
Hàng chục trẻ em Iraq đang mưu sinh ở bãi rác khổng lồ Kani Qirzhala ở khu vực cách Erbil, thủ phủ của người Kurd tại Iraq, khoảng 15 km. Chúng phải bới hàng tấn rác để nhặt nhạnh những mảnh nhựa và kim loại bán cho các nhà máy tái chế. Mỗi ngày, chúng kiếm được khoảng 9 USD.
Khu tự trị của người Kurd ở Iraq hiện là nơi cư ngụ của hai triệu người trốn chạy khỏi phiến quân IS.
“Đây không phải là cuộc sống nhưng bọn cháu không có lựa chọn nào khác”, Ahmed, 16 tuổi, chia sẻ. Được biết, Ahmed đã trốn khỏi thành phố Mosul hơn một năm trước. Ahmed và cậu em trai 12 tuổi đã bỏ học và đang làm “nghề” nhặt rác để kiếm sống. Ahmed nhặt rác ở bãi này đến nay được gần một năm, mỗi ngày từ 8 giờ sáng đến 2 hoặc 3 giờ chiều.
“Bố mẹ cháu bảo rằng bọn khủng bố đã đến đây (Mosul) và gia đình cháu phải rời đi”, một cậu bé Iraq đang kiếm sống tại bãi rác Kani Qirzhala chia sẻ.
Một tháng trước, hai con trai của Hussein Hamid là Ali (13 tuổi) và Taha (12 tuổi) bắt đầu cùng bố “làm việc” ở bãi rác. “Do hoàn cảnh, tôi buộc phải bắt chúng nghỉ học để giúp đỡ tôi”, Hussein tâm sự.
“Nơi đây không phù hợp đối với bọn trẻ nhưng chúng buộc phải làm công việc này”, tờ Al Jazeera dẫn lời người quản lý bãi rác Ali Hessah.
Đối với đa số trẻ sơ tán không sống trong các trại tị nạn, việc học hành bị hạn chế vì học phí cũng như khác biệt về ngôn ngữ.
Chính quyền khu vực người Kurd (KRG) yêu cầu trẻ em phải đến trường trong 9 năm, thường là tới năm 15 tuổi. Tuy nhiên, theo luật giáo dục của Iraq, trẻ nhỏ thường chỉ học tới năm 12 tuổi. Do vậy, trẻ em Iraq trong độ tuổi từ 12 đến 15 thường phải lao động trong các khu vực người Kurd.
Ngoài nhựa, Shalan, 12 tuổi, đến từ tỉnh Anbar, còn nhặt cả thực phẩm. “Nếu được đóng kín thì những đồ ăn này vẫn sử dụng được”, Shalan nói khi đang cầm ổ bánh mỳ được gói trong túi nhựa.
Một thiếu niên Iraq vác "chiến lợi phẩm" trên vai.
Ngày càng nhiều người đến bãi rác này để mưu sinh.
Cuối ngày, những đứa trẻ sẽ mang “chiến lợi phẩm” đến bán cho các nhà máy tái chế.
Naswan, giám đốc một nhà máy tái chế địa phương, cho biết mỗi ngày ông nhận khoảng 4 tấn nhựa tái chế, 1/4 số nhựa đó đến từ Kani Qirzhala. “Thật đáng buồn khi những đứa trẻ phải làm việc trong bãi rác. Chúng lẽ ra không phải làm ở đó nhưng người tị nạn thì cần tiền”, Naswan nói.