Aboluowang đưa tin, một gia đình 4 người từng được bác sĩ lần lượt chẩn đoán mắc ung thư máu. Về cơ bản, thói quen sinh hoạt của họ rất khoa học.Chỉ khi kiểm tra kỹ môi trường sống và chế độ ăn hàng ngày, chuyên gia nghi ngờ nguyên nhân dẫn tới bệnh hiểm đến từ chất formaldehyde. Hóa ra, gia đình này rất thích ăn bún. Họ thường xuyên chọn chúng để nạp năng lượng mỗi ngày.Thực tế, nguyên liệu chính của các loại bún miến là khoai tây, củ dong và khoai lang. Những củ này đều giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, bún có một đặc điểm là thời gian sử dụng rất ngắn. Để không thiệt hại, nhiều tiểu thương sẽ ngâm mì với formaldehyde giúp kéo dài thời gian bảo quản thành phẩm. Ăn loại bún này, về lâu dài người tiêu dùng sẽ đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe.Dù không phải tất cả bún trên thị trường đều độc hại. Vậy nhưng liên tiếp nhiều vụ sản xuất bún “ngậm” hóa chất từng được báo chí phanh phui khiến người tiêu dùng cần hết sức cẩn trọng.Bằng mắt thường, bạn khó có thể phân biệt được bún miến có ngâm formaldehyde hay không. Dù vậy, bún “sạch” thường sớm bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí nên sẽ có màu vàng sậm, không có ánh sáng trắng. Trong khi đó, bún ngâm formaldehyde có xu hướng giòn hơn, trông trắng sáng bắt mắt.Chuyên gia sức khỏe cho biết, hấp thụ lượng formaldehyde quá mức có thể khiến bạn chảy nước mắt, ho, viêm họng, viêm kết mạc và thậm chí co thắt phế quản.Nạp quá nhiều formaldehyde trong thời gian dài hoặc ở trong môi trường “ngập” formaldehyde có thể gây suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, khó thở, tổn thương gan và thận.Các thí nghiệm trên động vật cũng cho thấy formaldehyde có thể gây sảy thai và dị tật thai nhi. Tiếp xúc lâu dài với chất này dễ đối diện với ung thư máu, ung thư vòm họng, ung thư hạch và hình thành khối u não nghiêm trọng. Chính tính chất độc hại mà formaldehyde từng được đưa vào danh sách chất gây ung thư cấp độ 1.Đáng nói, không chỉ đồ ăn tiềm ẩn formadehyde độc hại. Chúng còn tiềm ẩn trong đồ dùng hoặc quá trình trang trí nhà mới. Tháng 5/2018, một gia đình tại Trấn Giang liên tiếp phát hiện 2 con đều mắc ung thư máu. Sau khi được kiểm tra môi trường sống, chuyên gia phát hiện căn bệnh có mối liên quan đến lượng formaldehyde “khủng” tồn dư trong quá trình trang trí nhà.Không chỉ vậy, đồ ăn nhẹ do các cơ sở sản xuất không đảm bảo cũng tiềm ẩn nguy cơ chứa chất độc hại. Do tính chất đồ ăn vặt có thời gian bảo quản ngắn, không loại trừ nhiều cơ sở sẽ thêm lượng lớn chất bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng.Đáng nói, bát giả sứ cũng tiềm ẩn chất gây hại. Năm 2019, một bé gái hơn 1 tuổi tại Quý Dương từng được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Gia đình không có tiền sử người mắc bệnh, chế độ ăn uống và môi trường sống đều không có vấn đề. Khi mọi người hoang mang thì chuyên gia phát hiện chất formaldehyde vượt tiêu chuẩn trong chiếc bát giả sứ bé vẫn dùng đựng thức ăn hàng ngày.Bên cạnh đó, bạn cũng cần cảnh giác với quần áo, thảm sàn, vỏ điện thoại di động, sơn móng tay, lông mi giả... kém chất lượng. Tất cả chúng đều có nguy cơ lạm dụng formaldehyde gây hại. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Đồ uống giải rượu từ bắp cải. Nguồn: Zingnews.
Aboluowang đưa tin, một gia đình 4 người từng được bác sĩ lần lượt chẩn đoán mắc ung thư máu. Về cơ bản, thói quen sinh hoạt của họ rất khoa học.
Chỉ khi kiểm tra kỹ môi trường sống và chế độ ăn hàng ngày, chuyên gia nghi ngờ nguyên nhân dẫn tới bệnh hiểm đến từ chất formaldehyde. Hóa ra, gia đình này rất thích ăn bún. Họ thường xuyên chọn chúng để nạp năng lượng mỗi ngày.
Thực tế, nguyên liệu chính của các loại bún miến là khoai tây, củ dong và khoai lang. Những củ này đều giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, bún có một đặc điểm là thời gian sử dụng rất ngắn. Để không thiệt hại, nhiều tiểu thương sẽ ngâm mì với formaldehyde giúp kéo dài thời gian bảo quản thành phẩm. Ăn loại bún này, về lâu dài người tiêu dùng sẽ đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe.
Dù không phải tất cả bún trên thị trường đều độc hại. Vậy nhưng liên tiếp nhiều vụ sản xuất bún “ngậm” hóa chất từng được báo chí phanh phui khiến người tiêu dùng cần hết sức cẩn trọng.
Bằng mắt thường, bạn khó có thể phân biệt được bún miến có ngâm formaldehyde hay không. Dù vậy, bún “sạch” thường sớm bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí nên sẽ có màu vàng sậm, không có ánh sáng trắng. Trong khi đó, bún ngâm formaldehyde có xu hướng giòn hơn, trông trắng sáng bắt mắt.
Chuyên gia sức khỏe cho biết, hấp thụ lượng formaldehyde quá mức có thể khiến bạn chảy nước mắt, ho, viêm họng, viêm kết mạc và thậm chí co thắt phế quản.
Nạp quá nhiều formaldehyde trong thời gian dài hoặc ở trong môi trường “ngập” formaldehyde có thể gây suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ, khó thở, tổn thương gan và thận.
Các thí nghiệm trên động vật cũng cho thấy formaldehyde có thể gây sảy thai và dị tật thai nhi. Tiếp xúc lâu dài với chất này dễ đối diện với ung thư máu, ung thư vòm họng, ung thư hạch và hình thành khối u não nghiêm trọng. Chính tính chất độc hại mà formaldehyde từng được đưa vào danh sách chất gây ung thư cấp độ 1.
Đáng nói, không chỉ đồ ăn tiềm ẩn formadehyde độc hại. Chúng còn tiềm ẩn trong đồ dùng hoặc quá trình trang trí nhà mới. Tháng 5/2018, một gia đình tại Trấn Giang liên tiếp phát hiện 2 con đều mắc ung thư máu. Sau khi được kiểm tra môi trường sống, chuyên gia phát hiện căn bệnh có mối liên quan đến lượng formaldehyde “khủng” tồn dư trong quá trình trang trí nhà.
Không chỉ vậy, đồ ăn nhẹ do các cơ sở sản xuất không đảm bảo cũng tiềm ẩn nguy cơ chứa chất độc hại. Do tính chất đồ ăn vặt có thời gian bảo quản ngắn, không loại trừ nhiều cơ sở sẽ thêm lượng lớn chất bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng.
Đáng nói, bát giả sứ cũng tiềm ẩn chất gây hại. Năm 2019, một bé gái hơn 1 tuổi tại Quý Dương từng được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Gia đình không có tiền sử người mắc bệnh, chế độ ăn uống và môi trường sống đều không có vấn đề. Khi mọi người hoang mang thì chuyên gia phát hiện chất formaldehyde vượt tiêu chuẩn trong chiếc bát giả sứ bé vẫn dùng đựng thức ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần cảnh giác với quần áo, thảm sàn, vỏ điện thoại di động, sơn móng tay, lông mi giả... kém chất lượng. Tất cả chúng đều có nguy cơ lạm dụng formaldehyde gây hại. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Đồ uống giải rượu từ bắp cải. Nguồn: Zingnews.