Trước khi mua kem chống nắng, bạn cần tìm hiểu kỹ, đọc kỹ các nhãn mác được gắn trên sản phẩm. Bạn cần tìm được trên nhãn sản phẩm thông tin cho biết loại sản phẩm đó không gây nổi mụn (non-comedogenic), không chứa dầu (oil-free).Chọn loại chống nắng vật lý. Kem chống nắng vật lý không các chất thường có trong kem chống nắng hóa học như octylcrylene, benzophenone hoặc avobenzone… Thay vào đó, chúng có các chất như titanium dioxide hoặc zinc oxide…, được cho là ít nguy cơ gây kích ứng da hơn.Chọn loại ở mức “bảo vệ rộng”. “Broad-spectrum” và “multi-spectrum” là hai thông tin có trên bao bì chỉ cho bạn biết đây là loại kem chống nắng bảo vệ trên diện rộng. Điều này có nghĩa là ngoài các tia UVB thì chúng còn ngăn cản các tia có hại khác như UVA… làm tổn thương đến da. Vì vậy, nếu đã chọn một sản phẩm để bảo vệ cho mình thì hãy chọn loại toàn diện nhất.Chọn chỉ số chống nắng. SPF là chỉ số chống nắng của kem chống nắng. Nếu SPF là 15, mức bảo vệ cho da là 93%, khi tăng gấp đôi chỉ số SPF thì mức bảo vệ chỉ tăng lên khoảng 2%. Tương tự như vậy, mức bảo vệ chỉ tăng thêm từ 1% đến 2% cho dù chỉ số SPF tăng lên 50 hay 100. Do đó, để khỏi phải mất tiền vì những lời quảng cáo hoa mỹ, bạn có thể chọn kem chống nắng có mức SPF 30 là tốt rồi.Nếu da bạn khô, việc chọn kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên có kem dưỡng.Kem chống nắng cho da dầu (da nhờn): Da dầu mà phải chịu lớp kem dày bám trên mặt thì sẽ nhớp nháp khó chịu vô cùng. Chưa kể nếu lớp kem vốn có màu trắng hơn da, lúc bị hòa vào dầu rồi loang lổ không đều màu mới thật là thảm họa. Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc "Oil Free" (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da.Kem chống nắng khi đi bơi: Khi tiếp xúc với nước thì hiển nhiên bạn phải cần những loại kem chống nắng chống nước rồi. Đó là những loại có đề “Water Resistant” hoặc “Water Proof” trên bao bì. Những loại này có thể chống được tối đa khoảng 40 phút đến 1h và sau đó bạn cần thoa lại để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất.
Trước khi mua kem chống nắng, bạn cần tìm hiểu kỹ, đọc kỹ các nhãn mác được gắn trên sản phẩm. Bạn cần tìm được trên nhãn sản phẩm thông tin cho biết loại sản phẩm đó không gây nổi mụn (non-comedogenic), không chứa dầu (oil-free).
Chọn loại chống nắng vật lý. Kem chống nắng vật lý không các chất thường có trong kem chống nắng hóa học như octylcrylene, benzophenone hoặc avobenzone… Thay vào đó, chúng có các chất như titanium dioxide hoặc zinc oxide…, được cho là ít nguy cơ gây kích ứng da hơn.
Chọn loại ở mức “bảo vệ rộng”. “Broad-spectrum” và “multi-spectrum” là hai thông tin có trên bao bì chỉ cho bạn biết đây là loại kem chống nắng bảo vệ trên diện rộng. Điều này có nghĩa là ngoài các tia UVB thì chúng còn ngăn cản các tia có hại khác như UVA… làm tổn thương đến da. Vì vậy, nếu đã chọn một sản phẩm để bảo vệ cho mình thì hãy chọn loại toàn diện nhất.
Chọn chỉ số chống nắng. SPF là chỉ số chống nắng của kem chống nắng. Nếu SPF là 15, mức bảo vệ cho da là 93%, khi tăng gấp đôi chỉ số SPF thì mức bảo vệ chỉ tăng lên khoảng 2%. Tương tự như vậy, mức bảo vệ chỉ tăng thêm từ 1% đến 2% cho dù chỉ số SPF tăng lên 50 hay 100. Do đó, để khỏi phải mất tiền vì những lời quảng cáo hoa mỹ, bạn có thể chọn kem chống nắng có mức SPF 30 là tốt rồi.
Nếu da bạn khô, việc chọn kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên có kem dưỡng.
Kem chống nắng cho da dầu (da nhờn): Da dầu mà phải chịu lớp kem dày bám trên mặt thì sẽ nhớp nháp khó chịu vô cùng. Chưa kể nếu lớp kem vốn có màu trắng hơn da, lúc bị hòa vào dầu rồi loang lổ không đều màu mới thật là thảm họa. Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc "Oil Free" (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da.
Kem chống nắng khi đi bơi: Khi tiếp xúc với nước thì hiển nhiên bạn phải cần những loại kem chống nắng chống nước rồi. Đó là những loại có đề “Water Resistant” hoặc “Water Proof” trên bao bì. Những loại này có thể chống được tối đa khoảng 40 phút đến 1h và sau đó bạn cần thoa lại để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất.