Cơ thể tự làm mát bằng cách đổ mồ hôi. Tuy nhiên, khi trời nóng, nhất là khi độ ẩm cao, đổ mồ hôi cũng không đủ để làm mát cơ thể. Nếu không cẩn thận, nhiệt độ cơ thể do cơ thể mất nước nhiều sẽ tăng cao đến mức nguy hiểm và bạn sẽ bị một trong những bệnh thường gặp khi trời nóng như sau. (Ảnh: naijalog) Phát ban: Đây chính là các nốt rôm sảy xuất hiện trên các nếp gấp của da hoặc những vùng không mấy thông thoáng trên cơ thể. Triệu chứng này chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già hoặc người béo phì. Nguyên nhân là do các tuyến mồ hôi bị tắc khiến mồ hôi không thể thoát lên bề mặt da và gây viêm. Cách điều trị là dùng kem có chứa calamine (quặng kẽm), nếu bị viêm tuyến mồ hôi thì cần dùng kháng sinh. (Ảnh: rashresource) Chuột rút: Sự co rút các cơ xảy ra trong hoặc sau các hoạt động căng thẳng. Các cơ bắp hay bị nhất là cơ bắp chân, cơ bốn đầu, cơ gân kheo và cơ bụng. Nguyên nhân là do khi mất nước, cơ thể mất muối và/hoặc kali. Cách điều trị là mát xa và uống thêm nước. (Ảnh: Icy Pint Athletics)Ngất: Trong thời tiết nắng nóng, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hoặc không thể đứng vững hay đi lại được. Các triệu chứng khác có thể gặp phải là da tái nhợt và đẫm mồ hôi, giảm nhịp tim, thị trường hình ống. Ngất do trời nóng xảy ra sau khi kết thúc một hoạt động căng thẳng nào đó, thường là do đang chạy thì đứng lại hoặc đang ngồi thì đứng lên. Tuy nhiên chỉ khoảng 10-15 phút là sẽ hồi phục. (Ảnh: medicalnewstoday) Kiệt sức: Còn được gọi là tăng thân nhiệt cơ bản, thường là từ 37.7°C đến 40°C. Các triệu chứng thường thấy là tăng nhịp tim, giảm huyết áp, yếu, đầu nhẹ bẫng, đổ mồ hôi nhiều, đau đầu, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hay bị chuột rút…Nguyên nhân thường là do mất nước và mất cân bằng điện giải. Khi bị kiệt sức và nóng, cần di chuyển vào chỗ mát, nâng cao chân, chườm đá và uống nước. (Ảnh: childrenscolorado) Sốc nhiệt (Say nắng): Đây là bệnh do thời tiết nóng nguy hiểm nhất vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Đặc điểm của sốc nhiệt là thân nhiệt cơ bản tăng lên hơn 40°C. Các triệu chứng thường là mất phương hướng, có những hành vi bị kích động, mơ hồ, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp thấp, lên cơn, da đỏ ửng, thở nhanh, tiêu chảy, nôn mửa, co rút cơ, mất chức năng cơ, hôn mê. Nguyên nhân là ở ngoài trời nắng, vận động mạnh trong môi trường nóng từ một tiếng trở lên, ít vận động. Khi bị sốc nhiệt, cần ngâm nạn nhân trong nước lạnh từ 2°C đến 15°C trong khoảng 30 phút. (Ảnh: Special Events Medical Services)Những đối tượng hay gặp phải những bệnh do trời nóng kể trên là người già, trẻ nhỏ, người tàn tật, những người đang uống một số loại thuốc nhất định. (Ảnh: sweden.se)Sau đây là lời khuyên của bác sĩ để giữ cho cơ thể được mát mẻ trong thời tiết nóng: Nghỉ ngơi trong khi luyện tập nặng, uống nhiều nước hoặc đồ uống thể thao trước và sau các hoạt động thể chất, tập luyện vào buổi sáng sớm hoặc tối muộn, mặc quần áo mỏng, nhẹ, rộng, màu nhạt; không ngồi lâu trong xe ô tô nóng; nghỉ ngơi hợp lý và đảm bảo dinh dưỡng trước hoạt động thể chất căng thẳng. (Ảnh: asiaone)
Cơ thể tự làm mát bằng cách đổ mồ hôi. Tuy nhiên, khi trời nóng, nhất là khi độ ẩm cao, đổ mồ hôi cũng không đủ để làm mát cơ thể. Nếu không cẩn thận, nhiệt độ cơ thể do cơ thể mất nước nhiều sẽ tăng cao đến mức nguy hiểm và bạn sẽ bị một trong những bệnh thường gặp khi trời nóng như sau. (Ảnh: naijalog)
Phát ban: Đây chính là các nốt rôm sảy xuất hiện trên các nếp gấp của da hoặc những vùng không mấy thông thoáng trên cơ thể. Triệu chứng này chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già hoặc người béo phì. Nguyên nhân là do các tuyến mồ hôi bị tắc khiến mồ hôi không thể thoát lên bề mặt da và gây viêm. Cách điều trị là dùng kem có chứa calamine (quặng kẽm), nếu bị viêm tuyến mồ hôi thì cần dùng kháng sinh. (Ảnh: rashresource)
Chuột rút: Sự co rút các cơ xảy ra trong hoặc sau các hoạt động căng thẳng. Các cơ bắp hay bị nhất là cơ bắp chân, cơ bốn đầu, cơ gân kheo và cơ bụng. Nguyên nhân là do khi mất nước, cơ thể mất muối và/hoặc kali. Cách điều trị là mát xa và uống thêm nước. (Ảnh: Icy Pint Athletics)
Ngất: Trong thời tiết nắng nóng, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hoặc không thể đứng vững hay đi lại được. Các triệu chứng khác có thể gặp phải là da tái nhợt và đẫm mồ hôi, giảm nhịp tim, thị trường hình ống. Ngất do trời nóng xảy ra sau khi kết thúc một hoạt động căng thẳng nào đó, thường là do đang chạy thì đứng lại hoặc đang ngồi thì đứng lên. Tuy nhiên chỉ khoảng 10-15 phút là sẽ hồi phục. (Ảnh: medicalnewstoday)
Kiệt sức: Còn được gọi là tăng thân nhiệt cơ bản, thường là từ 37.7°C đến 40°C. Các triệu chứng thường thấy là tăng nhịp tim, giảm huyết áp, yếu, đầu nhẹ bẫng, đổ mồ hôi nhiều, đau đầu, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hay bị chuột rút…Nguyên nhân thường là do mất nước và mất cân bằng điện giải. Khi bị kiệt sức và nóng, cần di chuyển vào chỗ mát, nâng cao chân, chườm đá và uống nước. (Ảnh: childrenscolorado)
Sốc nhiệt (Say nắng): Đây là bệnh do thời tiết nóng nguy hiểm nhất vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Đặc điểm của sốc nhiệt là thân nhiệt cơ bản tăng lên hơn 40°C. Các triệu chứng thường là mất phương hướng, có những hành vi bị kích động, mơ hồ, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp thấp, lên cơn, da đỏ ửng, thở nhanh, tiêu chảy, nôn mửa, co rút cơ, mất chức năng cơ, hôn mê. Nguyên nhân là ở ngoài trời nắng, vận động mạnh trong môi trường nóng từ một tiếng trở lên, ít vận động. Khi bị sốc nhiệt, cần ngâm nạn nhân trong nước lạnh từ 2°C đến 15°C trong khoảng 30 phút. (Ảnh: Special Events Medical Services)
Những đối tượng hay gặp phải những bệnh do trời nóng kể trên là người già, trẻ nhỏ, người tàn tật, những người đang uống một số loại thuốc nhất định. (Ảnh: sweden.se)
Sau đây là lời khuyên của bác sĩ để giữ cho cơ thể được mát mẻ trong thời tiết nóng: Nghỉ ngơi trong khi luyện tập nặng, uống nhiều nước hoặc đồ uống thể thao trước và sau các hoạt động thể chất, tập luyện vào buổi sáng sớm hoặc tối muộn, mặc quần áo mỏng, nhẹ, rộng, màu nhạt; không ngồi lâu trong xe ô tô nóng; nghỉ ngơi hợp lý và đảm bảo dinh dưỡng trước hoạt động thể chất căng thẳng. (Ảnh: asiaone)