Bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc Lý Tuấn Nghi chỉ ra rằng hút thuốc lá sẽ gây hẹp động mạch, tăng khả năng hình thành huyết khối và gây ra các tổn thương ở ngón tay và ngón chân. (Ảnh minh họa)Ông cũng đưa ra 4 triệu chứng của bệnh viêm huyết khối tắc nghẽn hay viêm tắc nghẽn mạch máu cũng như cách phòng tránh để mọi người tham khảo, trong đó lạnh tay chân cũng là một trong những dấu hiệu.Các triệu chứng viêm huyết khối tắc nghẽn gồm có, thứ nhất có hiện tượng giảm lưu lượng máu ở ngón tay và ngón chân, tạo thành chứng tay chân lạnh. Khi thiếu máu cục bộ nghiêm trọng, da sẽ tái hoặc chuyển xanh.Thứ hai, có cảm giác tê, ngứa ran hoặc bỏng rát ở ngón tay và ngón chân, có thể gây chấn thương dây thần kinh.Thứ ba, cẳng chân và cánh tay bắt đầu bị chuột rút thường xuyên, khi tình trạng bệnh nặng, chuột rút sẽ trầm trọng hơn và kéo dài hơn.Thứ tư, có những trường hợp viêm huyết khối tắc nghẽn nặng, bệnh nhân sẽ bị loét da, hoại tử bên ngoài, nặng nhất có thể phải cắt cụt chi.Bác sĩ Lý Tuấn Nghi cho biết, y học Trung Quốc xếp bệnh viêm huyết khối tắc nghẽn mạch máu vào loại bệnh "viêm tắc tĩnh mạch". Nếu các tĩnh mạch bị tắc nghẽn và máu không thể lưu thông, các ngón tay và ngón chân sẽ bị loét và hoại tử trong trường hợp nghiêm trọng.Y học cổ truyền Trung Quốc thường sử dụng các bài thuốc Đông y hoạt huyết, trừ ứ, thanh nhiệt, giải độc, kết hợp châm cứu để thông kinh lạc, bồi bổ khí huyết, giúp giảm co thắt mạch và ngăn ngừa hình thành huyết khối.Để phòng ngừa bệnh viêm huyết khối tắc nghẽn, thứ nhất phải bỏ thuốc lá bởi chất nicotin có trong thuốc lá sẽ gây co mạch, làm máu chảy chậm khiến nhiệt độ ngón tay, ngón chân hạ xuống, dễ gây tắc nghẽn mạch máu, cai thuốc lá tích cực có thể tránh được tình trạng cắt cụt chi.Thứ hai, phải luôn chú ý giữ ấm, nhất là vào mùa đông. Bạn cũng có thể tắm nước ấm thường xuyên và bật máy sưởi khi cần thiết để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể.Thứ ba, có thói quen sống tốt, nhấn mạnh vào việc tập thể dục. Tập thể dục có thể nâng cao thể lực, sức đề kháng và cải thiện tuần hoàn máu, giúp chống nhiễm trùng, tránh hoại tử chi dưới.Thứ tư, hãy cẩn thận với những vết thương. Tứ chi lưu thông máu kém, vết thương sau chấn thương không dễ lành, dễ bị lở loét, dễ dẫn đến khả năng phải cắt cụt chi, phải đặc biệt chú ý. Mời quý độc giả xem thêm video: Không hút thuốc lá nơi công cộng vì sức khỏe cộng đồng. Nguồn video: Bộ Y Tế.
Bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc Lý Tuấn Nghi chỉ ra rằng hút thuốc lá sẽ gây hẹp động mạch, tăng khả năng hình thành huyết khối và gây ra các tổn thương ở ngón tay và ngón chân. (Ảnh minh họa)
Ông cũng đưa ra 4 triệu chứng của bệnh viêm huyết khối tắc nghẽn hay viêm tắc nghẽn mạch máu cũng như cách phòng tránh để mọi người tham khảo, trong đó lạnh tay chân cũng là một trong những dấu hiệu.
Các triệu chứng viêm huyết khối tắc nghẽn gồm có, thứ nhất có hiện tượng giảm lưu lượng máu ở ngón tay và ngón chân, tạo thành chứng tay chân lạnh. Khi thiếu máu cục bộ nghiêm trọng, da sẽ tái hoặc chuyển xanh.
Thứ hai, có cảm giác tê, ngứa ran hoặc bỏng rát ở ngón tay và ngón chân, có thể gây chấn thương dây thần kinh.
Thứ ba, cẳng chân và cánh tay bắt đầu bị chuột rút thường xuyên, khi tình trạng bệnh nặng, chuột rút sẽ trầm trọng hơn và kéo dài hơn.
Thứ tư, có những trường hợp viêm huyết khối tắc nghẽn nặng, bệnh nhân sẽ bị loét da, hoại tử bên ngoài, nặng nhất có thể phải cắt cụt chi.
Bác sĩ Lý Tuấn Nghi cho biết, y học Trung Quốc xếp bệnh viêm huyết khối tắc nghẽn mạch máu vào loại bệnh "viêm tắc tĩnh mạch". Nếu các tĩnh mạch bị tắc nghẽn và máu không thể lưu thông, các ngón tay và ngón chân sẽ bị loét và hoại tử trong trường hợp nghiêm trọng.
Y học cổ truyền Trung Quốc thường sử dụng các bài thuốc Đông y hoạt huyết, trừ ứ, thanh nhiệt, giải độc, kết hợp châm cứu để thông kinh lạc, bồi bổ khí huyết, giúp giảm co thắt mạch và ngăn ngừa hình thành huyết khối.
Để phòng ngừa bệnh viêm huyết khối tắc nghẽn, thứ nhất phải bỏ thuốc lá bởi chất nicotin có trong thuốc lá sẽ gây co mạch, làm máu chảy chậm khiến nhiệt độ ngón tay, ngón chân hạ xuống, dễ gây tắc nghẽn mạch máu, cai thuốc lá tích cực có thể tránh được tình trạng cắt cụt chi.
Thứ hai, phải luôn chú ý giữ ấm, nhất là vào mùa đông. Bạn cũng có thể tắm nước ấm thường xuyên và bật máy sưởi khi cần thiết để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể.
Thứ ba, có thói quen sống tốt, nhấn mạnh vào việc tập thể dục. Tập thể dục có thể nâng cao thể lực, sức đề kháng và cải thiện tuần hoàn máu, giúp chống nhiễm trùng, tránh hoại tử chi dưới.
Thứ tư, hãy cẩn thận với những vết thương. Tứ chi lưu thông máu kém, vết thương sau chấn thương không dễ lành, dễ bị lở loét, dễ dẫn đến khả năng phải cắt cụt chi, phải đặc biệt chú ý.