Anh Agung Parameswara có may mắn ghi lại nghi lễ mai táng của người Torajan ở tỉnh Nma Sulawesi, Indonesia vào hồi tháng 8/2016.Những thanh niên trai tráng thuộc bộ tộc Torajan đang nâng quan tài lên một hốc đá ở làng Lemo.Ảnh: Mọi người đang khiêng quan tài của một người chết trong nghi lễ mai táng.Còn đây là hình ảnh trong lễ an táng của tộc người Torajan. Người Torajan quan niệm rằng, người chết sẽ được lên thiên đường, sang một thế giới khác hạnh phúc và giàu có hơn. Do vậy, thay vì đau buồn, khóc lóc, trong tang lễ, họ ăn uống, nhảy múa, hát hò rất to để tiễn người chết.Một trong những nghi thức mai táng chính của họ là màn mổ trâu. Càng nhiều trâu, lợn, gà bị giết thì càng chứng tỏ địa vị của người chết càng cao và số của cải càng lớn mà người chết sẽ mang theo sang thế giới bên kia.Những người thân, họ hàng của người chết tập trung lại trước khi bắt đầu nghi lễ diễu hành ở làng La'Bo, nam Sulawesi, Indonesoa.Tau-tau, tức người gỗ, được đặt bên ngoài quan tài trên các hốc đá với nhiệm vụ trông chừng canh gác cõi chết.Cũng trong dịp này, tác giả còn có dịp ghi lại hình ảnh nghi lễ cải táng của bộ tộc trên. Trong dịp này, họ sẽ mặc những bộ quần áo mới cho người chết, bỏ thêm trầu và thuốc lá vào trong quan tài mới.Thậm chí, những người trong bộ tộc này còn đưa người đã khuất trở về nhà, nơi họ đã từng sinh sống trước khi mất để thực hiện các nghi thức. Ảnh: Tiền bạc, lắc tay và vòng cổ của người đã khuất bên trong quan tài.Các thành viên đang cầu nguyện trước khi thực hiện nghi lễ cải táng cho người thân đã chết một vài năm trước.Người thân đang khóc thảm thiết khi họ thực hiện nghi lễ cải táng cho người thân đã khuất tới một hang đá.
Anh Agung Parameswara có may mắn ghi lại nghi lễ mai táng của người Torajan ở tỉnh Nma Sulawesi, Indonesia vào hồi tháng 8/2016.
Những thanh niên trai tráng thuộc bộ tộc Torajan đang nâng quan tài lên một hốc đá ở làng Lemo.
Ảnh: Mọi người đang khiêng quan tài của một người chết trong nghi lễ mai táng.
Còn đây là hình ảnh trong lễ an táng của tộc người Torajan. Người Torajan quan niệm rằng, người chết sẽ được lên thiên đường, sang một thế giới khác hạnh phúc và giàu có hơn. Do vậy, thay vì đau buồn, khóc lóc, trong tang lễ, họ ăn uống, nhảy múa, hát hò rất to để tiễn người chết.
Một trong những nghi thức mai táng chính của họ là màn mổ trâu. Càng nhiều trâu, lợn, gà bị giết thì càng chứng tỏ địa vị của người chết càng cao và số của cải càng lớn mà người chết sẽ mang theo sang thế giới bên kia.
Những người thân, họ hàng của người chết tập trung lại trước khi bắt đầu nghi lễ diễu hành ở làng La'Bo, nam Sulawesi, Indonesoa.
Tau-tau, tức người gỗ, được đặt bên ngoài quan tài trên các hốc đá với nhiệm vụ trông chừng canh gác cõi chết.
Cũng trong dịp này, tác giả còn có dịp ghi lại hình ảnh nghi lễ cải táng của bộ tộc trên. Trong dịp này, họ sẽ mặc những bộ quần áo mới cho người chết, bỏ thêm trầu và thuốc lá vào trong quan tài mới.
Thậm chí, những người trong bộ tộc này còn đưa người đã khuất trở về nhà, nơi họ đã từng sinh sống trước khi mất để thực hiện các nghi thức. Ảnh: Tiền bạc, lắc tay và vòng cổ của người đã khuất bên trong quan tài.
Các thành viên đang cầu nguyện trước khi thực hiện nghi lễ cải táng cho người thân đã chết một vài năm trước.
Người thân đang khóc thảm thiết khi họ thực hiện nghi lễ cải táng cho người thân đã khuất tới một hang đá.