Ông Bao Mingpei (58 tuổi) hiện là một trong số ít người còn duy trì nghề làm thùng gỗ đặc biệt ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Ông bắt đầu nghề làm thùng gỗ ở Trung Quốc từ năm 16 tuổi.Thời kỳ đầu, công việc kinh doanh của ông Bao nổi đình đám khắp Ninh Ba và Taizhou nhờ vào tay nghề xuất sắc của ông. Ảnh: Loạt đồ nghề được ông Bao sử dụng.Người nghệ nhân làm thùng gỗ kể lại, ở thời hoàng kim, các khách hàng phải đặt hàng trước. Đôi lúc, ông còn nhận cả rượu hay thuốc lá từ các khách hàng. Thêm nữa, tiền công của ông luôn gấp 2, gấp 3 so với các thợ thường.Việc làm những thùng gỗ này trải qua nhiều công đoạn, khó nhất là việc tạo đường cong cho vách thùng. Thông thường, một người thợ lành nghề có thể hoàn thành 1-2 thùng gỗ mỗi ngày.Thập niên 1980, do sự phổ biến của các sản phẩm nhựa và nhôm nên các thùng gỗ cũng không còn nhiều người ưa chuộng sử dụng. Nhiều nghệ nhân, bao gồm cả ông Bao, buộc phải chuyển nghề để trang trải cuộc sống. Những lúc rảnh rỗi, ông thường lấy đồ nghề ra làm.Ông Bao kêu gọi các nghệ nhân lại và bảo tồn nghề này.Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, hiện ông Bao đang duy trì hoạt động của một nhà trưng bày các tác phẩm do ông làm cho du khách.Ở quê nhà của ông Bao, khoảng 10 nghệ nhân đang tiếp tục nghiên cứu và bảo tồn nghề truyền thống này.Ông Bao cũng từng có một số học viên, nhưng không ai có đủ quyết tâm và đam mê với nghề. Ông lo rằng, nghề làm thùng gỗ ở Trung Quốc lâu đời sẽ không tồn tại nữa.
Ông Bao Mingpei (58 tuổi) hiện là một trong số ít người còn duy trì nghề làm thùng gỗ đặc biệt ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Ông bắt đầu nghề làm thùng gỗ ở Trung Quốc từ năm 16 tuổi.
Thời kỳ đầu, công việc kinh doanh của ông Bao nổi đình đám khắp Ninh Ba và Taizhou nhờ vào tay nghề xuất sắc của ông. Ảnh: Loạt đồ nghề được ông Bao sử dụng.
Người nghệ nhân làm thùng gỗ kể lại, ở thời hoàng kim, các khách hàng phải đặt hàng trước. Đôi lúc, ông còn nhận cả rượu hay thuốc lá từ các khách hàng. Thêm nữa, tiền công của ông luôn gấp 2, gấp 3 so với các thợ thường.
Việc làm những thùng gỗ này trải qua nhiều công đoạn, khó nhất là việc tạo đường cong cho vách thùng. Thông thường, một người thợ lành nghề có thể hoàn thành 1-2 thùng gỗ mỗi ngày.
Thập niên 1980, do sự phổ biến của các sản phẩm nhựa và nhôm nên các thùng gỗ cũng không còn nhiều người ưa chuộng sử dụng. Nhiều nghệ nhân, bao gồm cả ông Bao, buộc phải chuyển nghề để trang trải cuộc sống. Những lúc rảnh rỗi, ông thường lấy đồ nghề ra làm.
Ông Bao kêu gọi các nghệ nhân lại và bảo tồn nghề này.
Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, hiện ông Bao đang duy trì hoạt động của một nhà trưng bày các tác phẩm do ông làm cho du khách.
Ở quê nhà của ông Bao, khoảng 10 nghệ nhân đang tiếp tục nghiên cứu và bảo tồn nghề truyền thống này.
Ông Bao cũng từng có một số học viên, nhưng không ai có đủ quyết tâm và đam mê với nghề. Ông lo rằng, nghề làm thùng gỗ ở Trung Quốc lâu đời sẽ không tồn tại nữa.