Bánh trứng kiến là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Tày vùng Định Hóa (Thái Nguyên) nói riêng và vùng núi phía Bắc nói chung. Đây là món ăn dân dã, được chế biến tương đối cầu kì với vị thơm ngon riêng, không lẫn với hương vị của bất cứ món bánh nào khác.Trứng kiến là một trong những nguyên liệu quan trọng để làm nên món bánh này. Ngoài ra còn có bột gạo nếp, thịt lợn băm nhỏ, hành khô, vừng, lá vả. Sau bước sơ chế, trứng kiến được rang kỹ cùng với thịt ba chỉ băm nhỏ và một chút lá kiệu hay lá hẹ cho đến khi trứng và thịt chuyển màu vàng sậm. Để hoàn thành nhân bánh, người ta trộn trứng kiến với vừng hoặc lạc rang giã nhỏ.Bánh chưng đen là món ăn quen thuộc trong ẩm thực người Thái. Bánh được làm từ gạo nếp nương trộn với tro cây núc nác và tro hoa cây vừng đen. Cây núc nác mang về được tước vỏ, phơi khô, đốt thành than. Sau đó giã than mịn như bột rồi trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều tay cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen nhánh, dùng tay miết mạnh mà hạt gạo vẫn vẹn màu đen thì mới đạt yêu cầu, làm bánh mới ngon.Để làm được những chiếc bánh đặc biệt đó, người dân ở các vùng núi cao phải chuẩn bị nguyên liệu từ tháng 10 – thời điểm hết vụ gặt. Những hạt gạo nếp ngon được lựa chọn kĩ lưỡng rồi đem phơi khô, cất kĩ. Gần đến ngày tết, gạo nếp được mang ra trộn với bột tro, làm cho hạt gạo ngấm đều màu xám đen.Bánh láo khoải: Có nhiều loại bánh được làm từ bột ngô, nhưng với đồng bào Mông cư trú trên địa bàn Sính Lủng, Thài Phìn Tủng, Vần Chải, Sủng Trái thì bánh láo khoải (còn có cách gọi khác là lức khoải hay rớ khoải) từ bột ngô là thứ không thể thiếu để ăn Tết. Ngô được thu hoạch tầm tháng 8 âm lịch hằng năm bảo quản trên gác bếp hay treo lên chái nhà.Khi làm bánh, ngô được nghiền thành bột rồi đồ chín, nén trên bàn đá, nặn thành hình bầu dục, dài khoảng 15-20cm, dùng mỡ trộn với mật ong bôi đều trên bề mặt bánh. Bánh có thể thái mỏng và nướng trên than củi, cũng có thể thái chỉ, nấu với đường ăn rất mát, nước dùng như nước bánh trôi, hoặc nấu với quả đậu Hà Lan, cho thêm muối, mỡ động vật vào giống như nấu canh.Bánh coóc mò: Trong các món bánh của người Tày bánh coóc mò là món ăn bình dị nhưng quyến rũ bởi mùi vị riêng biệt. Tiếng Tày coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Gọi thế vì bánh có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò.Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối hoặc lá dong, được xâu thừng từng cặp hoặc từng chủm nhỏ. Bánh coóc mò có màu xanh của lá, vị dẻo, thơm thanh khiết hương thơm của ruộng đồng vùng núi cao, vị ngậy của lạc nhân đỏ. Người ưa ngọt có thể ăn bánh coóc mò kèm mật ong hay đường kính. Bánh thường được đồng bào người Tày làm trong những dịp đặc biệt như mừng đầy tháng, thôi nôi...Bánh lơ khoái: Chiếc bánh trắng mỏng, chiên trong dầu cho hơi vàng mặt, ăn nóng cùng bột đỗ tương hoặc bột ớt rang muối là món khoái khẩu của người Mông ở vùng cao Hà Giang. Lơ khoái là món ăn chơi phổ biến vào mùa đông, nên khi có gió lạnh tràn về người ta mới bán nhiều trong chợ.Bột bánh được làm chủ yếu từ gạo tẻ, cho thêm một ít gạo nếp để tạo độ dẻo thơm. Gạo được nấu chín, để nguội rồi xay nhuyễn đến khi hạt dạo đặc sánh thành bột. Sau khi có bột, người ta nén thật chặt vào khung bánh để tạo thành một khối bánh rắn chắc. Khi có khách ăn, người bán hàng lấy con dao sắc thái 1 lớp bánh mỏng chừng hơn nửa cm, cho vào chảo dầu đang sôi để rán. Chừng 1- 2 phút sau là bánh chín, người bán xiên bánh vào que tre và đưa cho khách, khách tùy ý thêm đỗ tương và ớt rang muối để gia giảm, tạo vị đặc trưng cho món ăn.Bánh “khẩu tủm hík”, “khẩu tủm đăm” và “khẩu cộp”: Ngày tết của người Thái Tây Bắc không thể thiếu bánh “khẩu tủm hík”, “khẩu tủm đăm” và “khẩu cộp”. Đây là những loại bánh truyền thống, không chỉ thơm ngon bổ dưỡng, mà còn gói ghém cả đất trời và tình người sâu nặng.Các loại bánh này đều có điểm chung là dùng gạo nếp mới ngon đã được chọn lựa kỹ, nhân bằng đỗ nho nhe, thịt lợn ba chỉ cùng các loại gia vị, mà một trong những loại không thể thiếu là hạt xẻn – “mák khén”, một loại hạt tiêu rừng, rất thơm và cay, gói trong lá dong xanh. Ảnh: Internet.Mời độc giả theo dõi video "Bánh Chưng nhân cá kho làng Vũ Đại". Nguồn: VTV TSTC.
Bánh trứng kiến là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Tày vùng Định Hóa (Thái Nguyên) nói riêng và vùng núi phía Bắc nói chung. Đây là món ăn dân dã, được chế biến tương đối cầu kì với vị thơm ngon riêng, không lẫn với hương vị của bất cứ món bánh nào khác.
Trứng kiến là một trong những nguyên liệu quan trọng để làm nên món bánh này. Ngoài ra còn có bột gạo nếp, thịt lợn băm nhỏ, hành khô, vừng, lá vả. Sau bước sơ chế, trứng kiến được rang kỹ cùng với thịt ba chỉ băm nhỏ và một chút lá kiệu hay lá hẹ cho đến khi trứng và thịt chuyển màu vàng sậm. Để hoàn thành nhân bánh, người ta trộn trứng kiến với vừng hoặc lạc rang giã nhỏ.
Bánh chưng đen là món ăn quen thuộc trong ẩm thực người Thái. Bánh được làm từ gạo nếp nương trộn với tro cây núc nác và tro hoa cây vừng đen. Cây núc nác mang về được tước vỏ, phơi khô, đốt thành than. Sau đó giã than mịn như bột rồi trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều tay cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen nhánh, dùng tay miết mạnh mà hạt gạo vẫn vẹn màu đen thì mới đạt yêu cầu, làm bánh mới ngon.
Để làm được những chiếc bánh đặc biệt đó, người dân ở các vùng núi cao phải chuẩn bị nguyên liệu từ tháng 10 – thời điểm hết vụ gặt. Những hạt gạo nếp ngon được lựa chọn kĩ lưỡng rồi đem phơi khô, cất kĩ. Gần đến ngày tết, gạo nếp được mang ra trộn với bột tro, làm cho hạt gạo ngấm đều màu xám đen.
Bánh láo khoải: Có nhiều loại bánh được làm từ bột ngô, nhưng với đồng bào Mông cư trú trên địa bàn Sính Lủng, Thài Phìn Tủng, Vần Chải, Sủng Trái thì bánh láo khoải (còn có cách gọi khác là lức khoải hay rớ khoải) từ bột ngô là thứ không thể thiếu để ăn Tết. Ngô được thu hoạch tầm tháng 8 âm lịch hằng năm bảo quản trên gác bếp hay treo lên chái nhà.
Khi làm bánh, ngô được nghiền thành bột rồi đồ chín, nén trên bàn đá, nặn thành hình bầu dục, dài khoảng 15-20cm, dùng mỡ trộn với mật ong bôi đều trên bề mặt bánh. Bánh có thể thái mỏng và nướng trên than củi, cũng có thể thái chỉ, nấu với đường ăn rất mát, nước dùng như nước bánh trôi, hoặc nấu với quả đậu Hà Lan, cho thêm muối, mỡ động vật vào giống như nấu canh.
Bánh coóc mò: Trong các món bánh của người Tày bánh coóc mò là món ăn bình dị nhưng quyến rũ bởi mùi vị riêng biệt. Tiếng Tày coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Gọi thế vì bánh có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò.
Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối hoặc lá dong, được xâu thừng từng cặp hoặc từng chủm nhỏ. Bánh coóc mò có màu xanh của lá, vị dẻo, thơm thanh khiết hương thơm của ruộng đồng vùng núi cao, vị ngậy của lạc nhân đỏ. Người ưa ngọt có thể ăn bánh coóc mò kèm mật ong hay đường kính. Bánh thường được đồng bào người Tày làm trong những dịp đặc biệt như mừng đầy tháng, thôi nôi...
Bánh lơ khoái: Chiếc bánh trắng mỏng, chiên trong dầu cho hơi vàng mặt, ăn nóng cùng bột đỗ tương hoặc bột ớt rang muối là món khoái khẩu của người Mông ở vùng cao Hà Giang. Lơ khoái là món ăn chơi phổ biến vào mùa đông, nên khi có gió lạnh tràn về người ta mới bán nhiều trong chợ.Bột bánh được làm chủ yếu từ gạo tẻ, cho thêm một ít gạo nếp để tạo độ dẻo thơm.
Gạo được nấu chín, để nguội rồi xay nhuyễn đến khi hạt dạo đặc sánh thành bột. Sau khi có bột, người ta nén thật chặt vào khung bánh để tạo thành một khối bánh rắn chắc. Khi có khách ăn, người bán hàng lấy con dao sắc thái 1 lớp bánh mỏng chừng hơn nửa cm, cho vào chảo dầu đang sôi để rán. Chừng 1- 2 phút sau là bánh chín, người bán xiên bánh vào que tre và đưa cho khách, khách tùy ý thêm đỗ tương và ớt rang muối để gia giảm, tạo vị đặc trưng cho món ăn.
Bánh “khẩu tủm hík”, “khẩu tủm đăm” và “khẩu cộp”: Ngày tết của người Thái Tây Bắc không thể thiếu bánh “khẩu tủm hík”, “khẩu tủm đăm” và “khẩu cộp”. Đây là những loại bánh truyền thống, không chỉ thơm ngon bổ dưỡng, mà còn gói ghém cả đất trời và tình người sâu nặng.
Các loại bánh này đều có điểm chung là dùng gạo nếp mới ngon đã được chọn lựa kỹ, nhân bằng đỗ nho nhe, thịt lợn ba chỉ cùng các loại gia vị, mà một trong những loại không thể thiếu là hạt xẻn – “mák khén”, một loại hạt tiêu rừng, rất thơm và cay, gói trong lá dong xanh. Ảnh: Internet.