Hến có tên khác: Nghiễn nhục. Trong 100g thịt hến có 12,77g protid, 13,9 mg chất sắt, 0,25 mg đồng; nhiều vitamin B12, nhiều acid omega-3, ít cholesterol nên thích hợp với người thiếu máu và người bị bệnh tim mạch, đặc biệt còn có tác dụng chữa di tinh, tăng cường sinh lý.Theo Đông y, thịt hến vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác): có vị mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn.Để bổ thận cường dương, dùng hến luộc chín lấy phần thịt, xào với lá hẹ. Chú ý ăn khi còn nóng sẽ rất công dụng. Cũng có thể dùng canh hến với cà chua, khế, thì là, rau răm. Cà chua và khế có vị chua, dẫn thuốc vào can kinh. Thì là khử mùi tanh, tiêu thực, làm ấm thận. Rau răm khử mùi tanh, kìm hãm tác dụng cường dương quá mạnh của hến.Theo dân gian: Chọn hến tươi mẩy, ngâm trong nước gạo cho nhả hết nhớt, luộc chín, lấy phần thịt, xay nhỏ, nấu với nước luộc hến và gạo thành cháo cho trẻ ăn rất tốt. Ngày ăn 1 lần, mỗi lần dùng 20 – 50g thịt hến.Chữa dương nuy, ít tinh: Thịt hến 300g, lá hẹ 100g, dầu ăn 50ml, gia vị vừa đủ. Hến luộc lấy phần thịt, lá hẹ rửa sạch thái khúc. Đổ dầu vào chảo, đun nóng, cho hến vào thêm gia vị, xào cho săn, cho lá hẹ vào, đảo đều với hến khoảng 5 phút, bắc ra ăn nóng.Chứng hay đi tiểu đêm: Thịt hến 50g, thịt lợn nạc 100g. Tất cả ninh nhừ, thêm muối vừa đủ. Ăn trong ngày.Chữa di tinh, đái đục: Vỏ hến nung, hoàng bá sao, liều lượng bằng nhau. Tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 15g.Canh hến nấu bầu: Hến sông 2 – 3 kg, bầu sao hay bầu trắng 1 – 2 quả non, mỡ, mắm, muối, hành, thì là và gia vị vừa đủ. Hến ngâm trong nước sạch 3 – 4 giờ, đãi sạch đất cát; luộc hến bằng nước lạnh, khi nước sôi, đảo đều đến khi các con hến đều mở miệng thì tắt bếp; gạn lấy nước luộc hến; đãi lấy thịt để riêng.Đun nước luộc hến đến sôi, thả bầu đã băm hoặc thái chỉ vào đến khi miếng bầu trong, hết đục (hơi sủi tăm) cho hành và thì là thái khúc vào. Đun sôi mỡ, thả hành thái vào, đến khi có mùi thơm (phi hành) thì cho thịt hến vào, cho mắm muối gia vị vừa đủ, đảo đều đến khi thịt hến săn lại. Hến xào để riêng hoặc cho vào canh trên. Tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền.Các món xào từ hến: Hến xào su hào, củ cải hoặc rau bí. Bí đỏ thường mọc vào mùa hè, nên hến xào rau bí vừa thể hiện chất dân gian vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải khát trừ phiền.Hến xào rau bí là món ăn ngon, bổ, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền nhiệt, thích hợp với nhiều người.Nhìn chung hến rất tốt cho sức khỏe, nhưng những ai bị dị ứng với thủy, hải sản cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng. Hến chứa lượng purin cao, nên những người có bệnh gút hoặc tiền sử bệnh gút không nên ăn. Thịt hến có tính lạnh nên người bị bệnh đau dạ dày cần phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa với thịt hến. Ảnh: Internet.Video "Bí quyết ăn thoải mái mà không lo béo". Ảnh: VTC.
Hến có tên khác: Nghiễn nhục. Trong 100g thịt hến có 12,77g protid, 13,9 mg chất sắt, 0,25 mg đồng; nhiều vitamin B12, nhiều acid omega-3, ít cholesterol nên thích hợp với người thiếu máu và người bị bệnh tim mạch, đặc biệt còn có tác dụng chữa di tinh, tăng cường sinh lý.
Theo Đông y, thịt hến vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác): có vị mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn.
Để bổ thận cường dương, dùng hến luộc chín lấy phần thịt, xào với lá hẹ. Chú ý ăn khi còn nóng sẽ rất công dụng. Cũng có thể dùng canh hến với cà chua, khế, thì là, rau răm. Cà chua và khế có vị chua, dẫn thuốc vào can kinh. Thì là khử mùi tanh, tiêu thực, làm ấm thận. Rau răm khử mùi tanh, kìm hãm tác dụng cường dương quá mạnh của hến.
Theo dân gian: Chọn hến tươi mẩy, ngâm trong nước gạo cho nhả hết nhớt, luộc chín, lấy phần thịt, xay nhỏ, nấu với nước luộc hến và gạo thành cháo cho trẻ ăn rất tốt. Ngày ăn 1 lần, mỗi lần dùng 20 – 50g thịt hến.
Chữa dương nuy, ít tinh: Thịt hến 300g, lá hẹ 100g, dầu ăn 50ml, gia vị vừa đủ. Hến luộc lấy phần thịt, lá hẹ rửa sạch thái khúc. Đổ dầu vào chảo, đun nóng, cho hến vào thêm gia vị, xào cho săn, cho lá hẹ vào, đảo đều với hến khoảng 5 phút, bắc ra ăn nóng.
Chứng hay đi tiểu đêm: Thịt hến 50g, thịt lợn nạc 100g. Tất cả ninh nhừ, thêm muối vừa đủ. Ăn trong ngày.
Chữa di tinh, đái đục: Vỏ hến nung, hoàng bá sao, liều lượng bằng nhau. Tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 15g.
Canh hến nấu bầu: Hến sông 2 – 3 kg, bầu sao hay bầu trắng 1 – 2 quả non, mỡ, mắm, muối, hành, thì là và gia vị vừa đủ. Hến ngâm trong nước sạch 3 – 4 giờ, đãi sạch đất cát; luộc hến bằng nước lạnh, khi nước sôi, đảo đều đến khi các con hến đều mở miệng thì tắt bếp; gạn lấy nước luộc hến; đãi lấy thịt để riêng.
Đun nước luộc hến đến sôi, thả bầu đã băm hoặc thái chỉ vào đến khi miếng bầu trong, hết đục (hơi sủi tăm) cho hành và thì là thái khúc vào. Đun sôi mỡ, thả hành thái vào, đến khi có mùi thơm (phi hành) thì cho thịt hến vào, cho mắm muối gia vị vừa đủ, đảo đều đến khi thịt hến săn lại. Hến xào để riêng hoặc cho vào canh trên. Tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền.
Các món xào từ hến: Hến xào su hào, củ cải hoặc rau bí. Bí đỏ thường mọc vào mùa hè, nên hến xào rau bí vừa thể hiện chất dân gian vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải khát trừ phiền.
Hến xào rau bí là món ăn ngon, bổ, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền nhiệt, thích hợp với nhiều người.
Nhìn chung hến rất tốt cho sức khỏe, nhưng những ai bị dị ứng với thủy, hải sản cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng. Hến chứa lượng purin cao, nên những người có bệnh gút hoặc tiền sử bệnh gút không nên ăn. Thịt hến có tính lạnh nên người bị bệnh đau dạ dày cần phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa với thịt hến. Ảnh: Internet.
Video "Bí quyết ăn thoải mái mà không lo béo". Ảnh: VTC.