Sữa chua: Theo Webmd, sữa chua chứa vi khuẩn có lợi probiotics, giúp chống lại các vi khuẩn gây ra tình trạng hôi miệng. Nghiên cứu từ Hiệp hội Nghiên cứu Nha khoa Quốc tế cho thấy ăn 179 gr sữa chua không đường mỗi ngày làm giảm mức độ hydrogen sulfide, hợp chất gây mùi trong miệng. Ăn sữa chua thường xuyên cũng giảm tích tụ mảng bám và ngăn phát triển bệnh nha chu. Ảnh: Thedailymeal.Mùi tây và húng quế: Cả hai loại thảo mộc này đều chứa polyphenol, hóa chất tự nhiên được chứng minh có tác dụng chữa hôi miệng. Nếu bạn muốn ăn tỏi nhưng sợ hôi, kết hợp cùng mùi tây và húng quế sẽ mang lại hương vị thơm ngon, ngăn ngừa hơi thở khó chịu ngay từ đầu. Ảnh: Healthyeating.Chanh: Tính axit trong chanh có tác dụng điều tiết lượng nước bọt, giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong miệng. Bạn có thể uống chanh nóng với bạc hà để khắc phục chứng hôi miệng hiệu quả. Ảnh: Bbcgoodfood.Trà xanh: Nhiều nghiên cứu cho thấy catechin, chất chống oxy hóa tự nhiên trong trà xanh, có thể chống lại vi khuẩn gây hôi miệng. Giống như mùi tây và húng quế, trà xanh cũng giàu polyphenol, mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Healthline.Nước lọc: Theo Eating Well, hầu hết vi khuẩn gây mùi đều kỵ khí. Điều đó có nghĩa chúng phát triển mạnh trong tình trạng khô miệng. Do đó, uống nước giúp loại bỏ các vụn thức ăn và vi khuẩn mắc kẹt trong miệng. Thói quen này cũng kích thích sản xuất nước bọt để làm sạch miệng hiệu quả. Ảnh: Livestrong.Táo: Đây cũng là thực phẩm chứa hàm lượng polyphenol cao, rất hữu ích để phá vỡ hợp chất có mùi. Táo cũng giảm mảng bám, tăng hoạt động của tuyến nước bọt, giúp giữ miệng sạch hơn. Ảnh: Eatingwell.Gừng: Không chỉ có tác dụng làm dịu dạ dày, gừng còn giúp đánh bại hơi thở nặng mùi. Ăn một miếng gừng sau bữa ăn có thể làm sạch vòm miệng, hơi thở tươi mát hơn. Bạn cũng có thể pha gừng cắt lát vào trà, nước ấm, kèm theo một chút chanh. Ảnh: Eatthis.Hạt thì là: Một cách chữa hôi miệng của người Ấn Độ là nhai một vài hạt thì là. Điều này làm tăng tiết nước bọt rửa sạch vi khuẩn trong miệng, đồng thời giúp trung hòa mùi khó chịu và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, dầu thì là có đặc tính kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn gây hôi miệng. Ảnh: Lifehack.
Sữa chua: Theo Webmd, sữa chua chứa vi khuẩn có lợi probiotics, giúp chống lại các vi khuẩn gây ra tình trạng hôi miệng. Nghiên cứu từ Hiệp hội Nghiên cứu Nha khoa Quốc tế cho thấy ăn 179 gr sữa chua không đường mỗi ngày làm giảm mức độ hydrogen sulfide, hợp chất gây mùi trong miệng. Ăn sữa chua thường xuyên cũng giảm tích tụ mảng bám và ngăn phát triển bệnh nha chu. Ảnh: Thedailymeal.
Mùi tây và húng quế: Cả hai loại thảo mộc này đều chứa polyphenol, hóa chất tự nhiên được chứng minh có tác dụng chữa hôi miệng. Nếu bạn muốn ăn tỏi nhưng sợ hôi, kết hợp cùng mùi tây và húng quế sẽ mang lại hương vị thơm ngon, ngăn ngừa hơi thở khó chịu ngay từ đầu. Ảnh: Healthyeating.
Chanh: Tính axit trong chanh có tác dụng điều tiết lượng nước bọt, giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong miệng. Bạn có thể uống chanh nóng với bạc hà để khắc phục chứng hôi miệng hiệu quả. Ảnh: Bbcgoodfood.
Trà xanh: Nhiều nghiên cứu cho thấy catechin, chất chống oxy hóa tự nhiên trong trà xanh, có thể chống lại vi khuẩn gây hôi miệng. Giống như mùi tây và húng quế, trà xanh cũng giàu polyphenol, mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Healthline.
Nước lọc: Theo Eating Well, hầu hết vi khuẩn gây mùi đều kỵ khí. Điều đó có nghĩa chúng phát triển mạnh trong tình trạng khô miệng. Do đó, uống nước giúp loại bỏ các vụn thức ăn và vi khuẩn mắc kẹt trong miệng. Thói quen này cũng kích thích sản xuất nước bọt để làm sạch miệng hiệu quả. Ảnh: Livestrong.
Táo: Đây cũng là thực phẩm chứa hàm lượng polyphenol cao, rất hữu ích để phá vỡ hợp chất có mùi. Táo cũng giảm mảng bám, tăng hoạt động của tuyến nước bọt, giúp giữ miệng sạch hơn. Ảnh: Eatingwell.
Gừng: Không chỉ có tác dụng làm dịu dạ dày, gừng còn giúp đánh bại hơi thở nặng mùi. Ăn một miếng gừng sau bữa ăn có thể làm sạch vòm miệng, hơi thở tươi mát hơn. Bạn cũng có thể pha gừng cắt lát vào trà, nước ấm, kèm theo một chút chanh. Ảnh: Eatthis.
Hạt thì là: Một cách chữa hôi miệng của người Ấn Độ là nhai một vài hạt thì là. Điều này làm tăng tiết nước bọt rửa sạch vi khuẩn trong miệng, đồng thời giúp trung hòa mùi khó chịu và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, dầu thì là có đặc tính kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn gây hôi miệng. Ảnh: Lifehack.