Say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40 độ C, hay xảy ra đối với người già, trẻ em, những người lao động, luyện tập với cường độ cao hoặc bị "phơi nắng" quá lâu.Biểu hiện của người bị say nắng thường sốt cao, da nóng và khô, mệt mỏi, đau đầu, nôn mửa... Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như giảm khả năng nhận thức, bị ảo giác, mất định hướng và hôn mê, co giật. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị say nắng dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng như phù phổi, suy thận cấp, hạ đường huyết, rối loạn đông máu, mất trí nhớ…Tránh ra ngoài trời vào những giờ nắng nhất (thường từ 12 giờ trưa đến khoảng 3 giờ chiều). Nếu phải đi ra ngoài khi trời nắng, hãy tìm những nới râm mát để đi, hoặc có thể nghỉ giữa chừng ở nơi râm mát, hoặc bóng cây mát nào đó để điều hòa không khí. (Ảnh: Báo Dân sinh)Khi làm việc ngoài trời, tốt nhất nên có thời gian nghỉ giải lao, tránh trường hợp làm việc liên tục, quá sức dưới nền nhiệt cao. Có thể sau 1 tiếng làm việc, nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút để hạ bớt thân nhiệt, sau đó tiếp tục công việc.Luôn mang theo quạt giấy. Nếu với người có các triệu chứng liên quan đến nhiệt, làm mát bằng cách che phủ hoặc tạo hơi sương phun nước mát mẻ...Lựa chọn trang phục khi làm việc dưới trời nắng nóng cũng là việc rất cần thiết. Mang quần áo nhẹ và rộng. Mặc quần áo quá mức hoặc quần áo chặt chẽ sẽ gây bí, mồ hôi không thoát được. (Ảnh: Vũ Toàn)Uống nhiều nước. Uống nước sẽ giúp cân bằng nước và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường. Không uống đồ uống có cồn hay cà phê. Những thứ này có thể cản trở khả năng kiểm soát nhiệt độ của cơ thể.Thường xuyên vận động, tập luyện để tăng cường sức khỏe giúp cơ thể chống chọi với sự "khắc nghiệt" của thời tiết.Ăn nhiều thực phẩm trị say nắng. Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại say nắng. Một số loại hoa quả có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc như bí đao, mướp đắng, dưa chuột, đào, dưa hấu, táo....Khi gặp trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế: Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân. Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
Say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40 độ C, hay xảy ra đối với người già, trẻ em, những người lao động, luyện tập với cường độ cao hoặc bị "phơi nắng" quá lâu.
Biểu hiện của người bị say nắng thường sốt cao, da nóng và khô, mệt mỏi, đau đầu, nôn mửa... Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như giảm khả năng nhận thức, bị ảo giác, mất định hướng và hôn mê, co giật. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị say nắng dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng như phù phổi, suy thận cấp, hạ đường huyết, rối loạn đông máu, mất trí nhớ…
Tránh ra ngoài trời vào những giờ nắng nhất (thường từ 12 giờ trưa đến khoảng 3 giờ chiều). Nếu phải đi ra ngoài khi trời nắng, hãy tìm những nới râm mát để đi, hoặc có thể nghỉ giữa chừng ở nơi râm mát, hoặc bóng cây mát nào đó để điều hòa không khí. (Ảnh: Báo Dân sinh)
Khi làm việc ngoài trời, tốt nhất nên có thời gian nghỉ giải lao, tránh trường hợp làm việc liên tục, quá sức dưới nền nhiệt cao. Có thể sau 1 tiếng làm việc, nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút để hạ bớt thân nhiệt, sau đó tiếp tục công việc.
Luôn mang theo quạt giấy. Nếu với người có các triệu chứng liên quan đến nhiệt, làm mát bằng cách che phủ hoặc tạo hơi sương phun nước mát mẻ...
Lựa chọn trang phục khi làm việc dưới trời nắng nóng cũng là việc rất cần thiết. Mang quần áo nhẹ và rộng. Mặc quần áo quá mức hoặc quần áo chặt chẽ sẽ gây bí, mồ hôi không thoát được. (Ảnh: Vũ Toàn)
Uống nhiều nước. Uống nước sẽ giúp cân bằng nước và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường. Không uống đồ uống có cồn hay cà phê. Những thứ này có thể cản trở khả năng kiểm soát nhiệt độ của cơ thể.
Thường xuyên vận động, tập luyện để tăng cường sức khỏe giúp cơ thể chống chọi với sự "khắc nghiệt" của thời tiết.
Ăn nhiều thực phẩm trị say nắng. Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại say nắng. Một số loại hoa quả có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc như bí đao, mướp đắng, dưa chuột, đào, dưa hấu, táo....
Khi gặp trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế: Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân. Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.
Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.