1. Nghỉ ngơi hợp lý. Nếu mỗi buổi sáng thức dậy, bạn bị căng thẳng và dồn dập với công việc vì sợ trễ giờ làm việc, điều này càng làm tăng thêm cảm giác buồn nôn. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thẳng, sắp xếp công việc khoa học, cùng giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn nhẹ nhõm hơn trong thời kỳ ốm nghén.2. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nên chia ra nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn lượng vừa phải để giữ cho bụng luôn có cảm giác no cũng là một cách hiệu quả để hạn chế những cơn ốm nghén. Một khi dạ dày trống rỗng thì sẽ càng làm những cơn ốm nghén trầm trọng hơn. Nên có bữa ăn sáng đầy đủ, bữa ăn trưa, bữa ăn chiều rồi bữa ăn tối. Ngoài ra nên chọn đồ ăn lạnh như salad, sữa chua hoặc các món đã để nguội. Bởi lẽ khi còn nóng chúng dậy mùi càng khiến buồn nôn nhiều hơn.3. Chọn những thực phẩm giàu protein. Nên chọn thực phẩm giàu vitamine B và protein, ăn thêm những loại hạt: hạnh nhân, hạt giẻ ngược lại nên tránh thức ăn chiên, nhiều gia vị có thể tăng cảm giác buồn nôn.4. Không nên ngồi một chỗ quá lâu. Mẹ cũng nên dành thời gian 5-10 phút để nghỉ ngơi trong giờ làm việc, sẽ dễ chịu hơn nhiều. Nếu cho phép bạn nên có những tập luyện nhẹ nhàng. Không nên nằm ngay sau khi ăn xong.5. Có thể dùng bữa điểm tâm tại giường. Nôn và buồn nôn thường gặp vào buổi sáng vì lúc đó đường máu thấp. Tránh dạ dày rỗng vì vậy trước khi thức dậy và rời khỏi giường, mẹ bầu nên ăn vài cái bánh quy, trái cây sấy khô, uống ly trà pha với ít đường….Bạn có thể ngồi trên giường để thưởng thức khoảng 5-10 phút.6. Tránh mùi khói thuốc lá. Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn làm cho tình trạng buồn nôn thêm trầm trọng.7.Uống trà gừng. Gừng đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm có tác dụng chống nôn hiệu quả. Các mẹ bầu nên uống thường xuyên trà gừng hoặc đơn giản là thả một lát gừng tươi vào nước nóng.8. Viết nhật ký. Việc này thật sự không có tác dụng chữa ốm nghén nhưng nó làm cho tinh thần bạn thoải mái hơn. Bạn có thể theo dõi tình trạng ốm nghén thông qua việc ghi nhật ký, từ đó biết được khi nào bạn cảm thấy khó chịu nhất, lúc nào ít khó chịu hơn để sắp xếp các công việc trong ngày hợp lý. Thêm vào đó, ghi lại thời điểm bạn cảm thấy buồn nôn chóng mặt nhất và những lúc dễ chịu nhất, từ đó nhận ra lúc nào ăn có cảm giác ngon miệng nhất, thoải mái nhất.9. Trao đổi với người thân bạn bè. Đơn giản bạn chỉ cần trao đổi, thông tin cho người thân trong gia đình ( chồng, bố mẹ, anh chị em…) hay bạn bè, điều này giúp bạn cảm thấy thoải mái tự tin hơn để vượt qua giai đoạn "khó khăn" này.10. Nếu buồn nôn thực sự làm bạn suy nhược, mất nước nặng hoặc ốm nghén kéo dài hơn ba tháng đầu của thời kỳ mang thai bạn đừng ngần ngại đi khám bác sĩ Sản khoa nhé.
1. Nghỉ ngơi hợp lý. Nếu mỗi buổi sáng thức dậy, bạn bị căng thẳng và dồn dập với công việc vì sợ trễ giờ làm việc, điều này càng làm tăng thêm cảm giác buồn nôn. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thẳng, sắp xếp công việc khoa học, cùng giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn nhẹ nhõm hơn trong thời kỳ ốm nghén.
2. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nên chia ra nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn lượng vừa phải để giữ cho bụng luôn có cảm giác no cũng là một cách hiệu quả để hạn chế những cơn ốm nghén. Một khi dạ dày trống rỗng thì sẽ càng làm những cơn ốm nghén trầm trọng hơn. Nên có bữa ăn sáng đầy đủ, bữa ăn trưa, bữa ăn chiều rồi bữa ăn tối. Ngoài ra nên chọn đồ ăn lạnh như salad, sữa chua hoặc các món đã để nguội. Bởi lẽ khi còn nóng chúng dậy mùi càng khiến buồn nôn nhiều hơn.
3. Chọn những thực phẩm giàu protein. Nên chọn thực phẩm giàu vitamine B và protein, ăn thêm những loại hạt: hạnh nhân, hạt giẻ ngược lại nên tránh thức ăn chiên, nhiều gia vị có thể tăng cảm giác buồn nôn.
4. Không nên ngồi một chỗ quá lâu. Mẹ cũng nên dành thời gian 5-10 phút để nghỉ ngơi trong giờ làm việc, sẽ dễ chịu hơn nhiều. Nếu cho phép bạn nên có những tập luyện nhẹ nhàng. Không nên nằm ngay sau khi ăn xong.
5. Có thể dùng bữa điểm tâm tại giường. Nôn và buồn nôn thường gặp vào buổi sáng vì lúc đó đường máu thấp. Tránh dạ dày rỗng vì vậy trước khi thức dậy và rời khỏi giường, mẹ bầu nên ăn vài cái bánh quy, trái cây sấy khô, uống ly trà pha với ít đường….Bạn có thể ngồi trên giường để thưởng thức khoảng 5-10 phút.
6. Tránh mùi khói thuốc lá. Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn làm cho tình trạng buồn nôn thêm trầm trọng.
7.Uống trà gừng. Gừng đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm có tác dụng chống nôn hiệu quả. Các mẹ bầu nên uống thường xuyên trà gừng hoặc đơn giản là thả một lát gừng tươi vào nước nóng.
8. Viết nhật ký. Việc này thật sự không có tác dụng chữa ốm nghén nhưng nó làm cho tinh thần bạn thoải mái hơn. Bạn có thể theo dõi tình trạng ốm nghén thông qua việc ghi nhật ký, từ đó biết được khi nào bạn cảm thấy khó chịu nhất, lúc nào ít khó chịu hơn để sắp xếp các công việc trong ngày hợp lý. Thêm vào đó, ghi lại thời điểm bạn cảm thấy buồn nôn chóng mặt nhất và những lúc dễ chịu nhất, từ đó nhận ra lúc nào ăn có cảm giác ngon miệng nhất, thoải mái nhất.
9. Trao đổi với người thân bạn bè. Đơn giản bạn chỉ cần trao đổi, thông tin cho người thân trong gia đình ( chồng, bố mẹ, anh chị em…) hay bạn bè, điều này giúp bạn cảm thấy thoải mái tự tin hơn để vượt qua giai đoạn "khó khăn" này.
10. Nếu buồn nôn thực sự làm bạn suy nhược, mất nước nặng hoặc ốm nghén kéo dài hơn ba tháng đầu của thời kỳ mang thai bạn đừng ngần ngại đi khám bác sĩ Sản khoa nhé.