Theo thống kê, có khoảng 8%-31% dân số trên thế giới mắc tật nghiến răng. Nguyên nhân gây nghiến răng có thể do di truyền, yếu tố tâm lý, lệch hàm trên-hàm dưới hay tác dụng phụ của thuốc. Hay nghiến răng nên hàm răng của bạn sẽ trở nên yếu đi, cơ hàm có thể bị đau. Do vậy, bạn nên sớm chữa tật xấu này.Việc làm đầu tiên để tránh nghiến răng ban đêm đó là bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, tránh đồ uống có caffeine và cả uống rượu bia.Giảm căng thẳng trong cuộc sống. Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây nên tật nghiến răng. Nó khiến bạn lo lắng vào ban ngày và kiệt sức vào ban đêm. Đầu tiên, bạn nên lên danh sách những thứ khiến bạn căng thẳng và sau đó vạch ra kế hoạch để loại bỏ chúng. Bạn cũng có thể điều chỉnh lịch sinh hoạt, cố gắng đi ngủ và dậy vào một khung giờ. Đừng quên về một chế độ ăn uống khoa học, tránh xa đồ ăn nhanh, đồ uống có ga, các loại kẹo ngọt. Trái cây tươi, rau quả đều tốt cho răng.Từ bỏ thói quen nhai hay ngậm những thứ không phải là đồ ăn. Đó là thói quen mà chúng ta hay mắc từ lúc còn nhỏ, nhưng điều này lại không hề tốt cho hàm răng và còn có thể là nguyên nhân của tật nghiến răng. Thay vào đó, bạn có thể nhai kẹo cao su, kẹo bạc hà hay thưởng thức bữa ăn nhẹ lành mạnh.Bổ sung chất canxi và magie trong khẩu phần ăn của bạn hàng ngày. Một trong những nguyên nhân bạn hay nghiến răng có thể là do thiếu hai chất đó. Vì thế, bạn nên đi làm các kiểm tra rồi lên kế hoạch ăn uống, bổ sung thêm đồ ăn có chứa chất canxi và magie.Chú ý tới hoạt động của hàm răng. Thông thường, nhiều khi bạn tập trung suy nghĩa hoặc làm gì đó chăm chú, bạn sẽ vô thức nghiến răng.Thư giãn đúng cách trước khi đi ngủ. Nếu bạn nghiến răng ban đêm thì bạn cần và nên chú ý tới việc thư giãn trước khi đi ngủ. Bạn càng thoải mái bao nhiêu thì bạn càng ngủ ngon và sâu giấc đồng thời không nghiến răng lúc ngủ.Đeo miếng bảo hộ răng. Trong trường hợp, dù đã làm các biện pháp trên nhưng tật nghiến răng của bạn vẫn không đỡ, nha sĩ sẽ khuyên bạn đeo miếng bảo hộ răng trong lúc đi ngủ. Có 2 lựa chọn: miếng bảo hộ bán sẵn ở hiệu thuốc hoặc tới làm miếng bảo hộ chỉnh phù hợp với hàm răng tại phòng khám.
Theo thống kê, có khoảng 8%-31% dân số trên thế giới mắc tật nghiến răng. Nguyên nhân gây nghiến răng có thể do di truyền, yếu tố tâm lý, lệch hàm trên-hàm dưới hay tác dụng phụ của thuốc. Hay nghiến răng nên hàm răng của bạn sẽ trở nên yếu đi, cơ hàm có thể bị đau. Do vậy, bạn nên sớm chữa tật xấu này.
Việc làm đầu tiên để tránh nghiến răng ban đêm đó là bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, tránh đồ uống có caffeine và cả uống rượu bia.
Giảm căng thẳng trong cuộc sống. Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây nên tật nghiến răng. Nó khiến bạn lo lắng vào ban ngày và kiệt sức vào ban đêm. Đầu tiên, bạn nên lên danh sách những thứ khiến bạn căng thẳng và sau đó vạch ra kế hoạch để loại bỏ chúng. Bạn cũng có thể điều chỉnh lịch sinh hoạt, cố gắng đi ngủ và dậy vào một khung giờ. Đừng quên về một chế độ ăn uống khoa học, tránh xa đồ ăn nhanh, đồ uống có ga, các loại kẹo ngọt. Trái cây tươi, rau quả đều tốt cho răng.
Từ bỏ thói quen nhai hay ngậm những thứ không phải là đồ ăn. Đó là thói quen mà chúng ta hay mắc từ lúc còn nhỏ, nhưng điều này lại không hề tốt cho hàm răng và còn có thể là nguyên nhân của tật nghiến răng. Thay vào đó, bạn có thể nhai kẹo cao su, kẹo bạc hà hay thưởng thức bữa ăn nhẹ lành mạnh.
Bổ sung chất canxi và magie trong khẩu phần ăn của bạn hàng ngày. Một trong những nguyên nhân bạn hay nghiến răng có thể là do thiếu hai chất đó. Vì thế, bạn nên đi làm các kiểm tra rồi lên kế hoạch ăn uống, bổ sung thêm đồ ăn có chứa chất canxi và magie.
Chú ý tới hoạt động của hàm răng. Thông thường, nhiều khi bạn tập trung suy nghĩa hoặc làm gì đó chăm chú, bạn sẽ vô thức nghiến răng.
Thư giãn đúng cách trước khi đi ngủ. Nếu bạn nghiến răng ban đêm thì bạn cần và nên chú ý tới việc thư giãn trước khi đi ngủ. Bạn càng thoải mái bao nhiêu thì bạn càng ngủ ngon và sâu giấc đồng thời không nghiến răng lúc ngủ.
Đeo miếng bảo hộ răng. Trong trường hợp, dù đã làm các biện pháp trên nhưng tật nghiến răng của bạn vẫn không đỡ, nha sĩ sẽ khuyên bạn đeo miếng bảo hộ răng trong lúc đi ngủ. Có 2 lựa chọn: miếng bảo hộ bán sẵn ở hiệu thuốc hoặc tới làm miếng bảo hộ chỉnh phù hợp với hàm răng tại phòng khám.