Một nghiên cứu mới đã khẳng định những phụ nữ làm mẹ lần đầu khi đã lớn tuổi có khả năng sẽ sống lâu hơn, cụ thể là phụ nữ mang thai muộn và sinh con ở độ tuổi từ 30 đến 40 có tuổi thọ cao hơn những người sinh con sớm hơn. Các nhà nghiên cứu này tuyên bố rằng những người mang thai lần cuối sau 33 tuổi có xu hướng sống thọ đến 90 – 95 tuổi so với những người sinh con cuối cùng trước tuổi 29. Điều này không có nghĩa là phụ nữ nên sinh con muộn để đổi lấy vài hoặc vài chục năm tuổi thọ. Tuy nhiên thời điểm sinh con cuối cùng cũng là một trong những nhân tố để xác định tiến độ lão hóa. Khả năng mang thai tự nhiên khi đã lớn tuổi của một người chứng tỏ rằng hệ thống sinh sản của người đó đang lão hóa chậm, và đương nhiên những phần khác của cơ thể cũng vậy. Có hơn 450 phụ nữ trở thành đối tượng của nghiên cứu này nhưng các nhà nghiên cứu chỉ chọn ra những người có sức khỏe và có gien tốt. Vì vậy, ngoài tuổi mang thai thì gien cũng đóng vai trò quyết định đối với vòng đời. Kết quả của những nghiên cứu như thế này cũng chỉ ra rằng phụ nữ chính là động lực của cuộc cách mạng biến thể gien nhằm làm chậm quá trình lão hóa và làm giảm các vấn đề về gien do tuổi tác để giúp con người sống lâu hơn. “Nếu một phụ nữ có những biến thể gien này, người đó có khả năng mang thai và sinh con trong khoảng thời gian dài hơn, đồng thời cơ hội để những gien tốt này được di truyền cho thế hệ sau cũng nhiều hơn. Đây có thể là một bằng chứng chứng minh tại sao có tới 85% phụ nữ có thể sống tới 100 tuổi hoặc lâu hơn trong khi con số này ở đàn ông chỉ đạt 15%” – một nhà nghiên cứu tương tự tại Anh cho biết. Ngoài ra việc có con muộn cũng gắn với nhiều nguy cơ từ tuổi tác. Chưa kể đến việc khả năng sinh sản sẽ bị suy giảm theo thời gian. Vì những lý do trên, phụ nữ nên cân nhắc giữa lợi và hại của việc mang thai muộn trước khi quyết định trì hoãn mang thai.
Một nghiên cứu mới đã khẳng định những phụ nữ làm mẹ lần đầu khi đã lớn tuổi có khả năng sẽ sống lâu hơn, cụ thể là phụ nữ mang thai muộn và sinh con ở độ tuổi từ 30 đến 40 có tuổi thọ cao hơn những người sinh con sớm hơn.
Các nhà nghiên cứu này tuyên bố rằng những người mang thai lần cuối sau 33 tuổi có xu hướng sống thọ đến 90 – 95 tuổi so với những người sinh con cuối cùng trước tuổi 29. Điều này không có nghĩa là phụ nữ nên sinh con muộn để đổi lấy vài hoặc vài chục năm tuổi thọ.
Tuy nhiên thời điểm sinh con cuối cùng cũng là một trong những nhân tố để xác định tiến độ lão hóa. Khả năng mang thai tự nhiên khi đã lớn tuổi của một người chứng tỏ rằng hệ thống sinh sản của người đó đang lão hóa chậm, và đương nhiên những phần khác của cơ thể cũng vậy.
Có hơn 450 phụ nữ trở thành đối tượng của nghiên cứu này nhưng các nhà nghiên cứu chỉ chọn ra những người có sức khỏe và có gien tốt. Vì vậy, ngoài tuổi mang thai thì gien cũng đóng vai trò quyết định đối với vòng đời.
Kết quả của những nghiên cứu như thế này cũng chỉ ra rằng phụ nữ chính là động lực của cuộc cách mạng biến thể gien nhằm làm chậm quá trình lão hóa và làm giảm các vấn đề về gien do tuổi tác để giúp con người sống lâu hơn.
“Nếu một phụ nữ có những biến thể gien này, người đó có khả năng mang thai và sinh con trong khoảng thời gian dài hơn, đồng thời cơ hội để những gien tốt này được di truyền cho thế hệ sau cũng nhiều hơn. Đây có thể là một bằng chứng chứng minh tại sao có tới 85% phụ nữ có thể sống tới 100 tuổi hoặc lâu hơn trong khi con số này ở đàn ông chỉ đạt 15%” – một nhà nghiên cứu tương tự tại Anh cho biết.
Ngoài ra việc có con muộn cũng gắn với nhiều nguy cơ từ tuổi tác. Chưa kể đến việc khả năng sinh sản sẽ bị suy giảm theo thời gian. Vì những lý do trên, phụ nữ nên cân nhắc giữa lợi và hại của việc mang thai muộn trước khi quyết định trì hoãn mang thai.