1. Thói xấu mè nheo, rền rĩ. Tiến sĩ Tovah P. Klein, chuyên gia tâm lý người Mỹ, cho hay: "Trẻ rên rỉ là biểu hiện của sự thất vọng hoặc giận dữ". Nếu bạn cố đe nẹt con, mọi thứ sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy "đọc vị" ra tâm trạng của con rồi ôm con vào lòng, trẻ sẽ hết giận dỗi.2. Thói quen giận dữ và nổi điên. Đó là khi bé cố gào khóc dù không ra tiếng. "Lúc này trẻ đã bị quá tải cảm xúc, do vậy, bố mẹ không thể dùng cách nói chuyện thông thường để chấm dứt tình trạng", tiến sĩ Klein cho biết. Hãy đưa con đến một nơi yên tĩnh, xoa dịu con bằng cái ôm ấm áp để bé cảm thấy dễ chịu hơn.3. Trẻ hay nói "không" với bất cứ thứ gì. Trong những trường hợp trẻ thường xuyên nói "không" như không ăn cơm, không mặc đồ, không muốn nghe lời bố mẹ, đừng cố bắt ép trẻ làm theo bạn. Hãy để bé tự lựa chọn, ví dụ như trẻ thích mặc áo màu hồng chứ không phải màu tím...4. Trẻ tự làm bị thương bản thân mình bằng cách đập đầu xuống sàn, tự cắn. Các bé thường không biết cách phòng tránh những nguy cơ gây tổn thương cho cơ thể. Ví dụ, bé có thể tự giật tóc mình khi bị căng thẳng, cào cấu mặt lúc ăn vạ...Những hành vi này lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành phản xạ tự nhiên mà bé cũng không ý thức hết được tác hại.Khi phát hiện ra những thói quen không tốt, bạn nên bình tĩnh giúp bé chấm dứt càng sớm càng tốt. Chẳng hạn, với bé hay giật tóc, bạn nên thường xuyên nhắc nhở đồng thời kéo tay bé ra khỏi đầu. Có thể đưa cho bé một vài món đồ chơi để bé quên đi hành vi tự làm mình tổn thương.5. Thói xấu thiếu kiên nhẫn. Trẻ thường xuyên ném vỡ, đập phá đồ chơi khi thua cuộc hay chưa được như ý muốn, đó là biểu hiện của chứng thiếu kiên nhẫn. Lúc này, thay vì khiển trách con, hãy biểu hiện sự đồng cảm với bé, sau đó uốn nắn, động viên trẻ từ từ như kể những câu chuyện nho nhỏ về tính kiên nhẫn, cả ở góc độ tích cực lẫn tiêu cực. Mặt khác, mẹ cũng cần kết hợp hài hòa giữa biện pháp động viên (khen ngợi, thưởng…) với biện pháp uốn nắn (phạt).6. Trẻ cư xử không đúng mực, như nói trống không với người lớn tuổi, không xin lỗi sau khi gây chuyện, không cảm ơn...Cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này chính là bạn phải làm gương cho bé. Bạn nên biết cách xin lỗi, cảm ơn bé. Mặt khác, hãy thường xuyên ăn cơm gia đình để dạy trẻ các nghi thức đối với mọi người.
1. Thói xấu mè nheo, rền rĩ. Tiến sĩ Tovah P. Klein, chuyên gia tâm lý người Mỹ, cho hay: "Trẻ rên rỉ là biểu hiện của sự thất vọng hoặc giận dữ". Nếu bạn cố đe nẹt con, mọi thứ sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy "đọc vị" ra tâm trạng của con rồi ôm con vào lòng, trẻ sẽ hết giận dỗi.
2. Thói quen giận dữ và nổi điên. Đó là khi bé cố gào khóc dù không ra tiếng. "Lúc này trẻ đã bị quá tải cảm xúc, do vậy, bố mẹ không thể dùng cách nói chuyện thông thường để chấm dứt tình trạng", tiến sĩ Klein cho biết. Hãy đưa con đến một nơi yên tĩnh, xoa dịu con bằng cái ôm ấm áp để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
3. Trẻ hay nói "không" với bất cứ thứ gì. Trong những trường hợp trẻ thường xuyên nói "không" như không ăn cơm, không mặc đồ, không muốn nghe lời bố mẹ, đừng cố bắt ép trẻ làm theo bạn. Hãy để bé tự lựa chọn, ví dụ như trẻ thích mặc áo màu hồng chứ không phải màu tím...
4. Trẻ tự làm bị thương bản thân mình bằng cách đập đầu xuống sàn, tự cắn. Các bé thường không biết cách phòng tránh những nguy cơ gây tổn thương cho cơ thể. Ví dụ, bé có thể tự giật tóc mình khi bị căng thẳng, cào cấu mặt lúc ăn vạ...Những hành vi này lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành phản xạ tự nhiên mà bé cũng không ý thức hết được tác hại.
Khi phát hiện ra những thói quen không tốt, bạn nên bình tĩnh giúp bé chấm dứt càng sớm càng tốt. Chẳng hạn, với bé hay giật tóc, bạn nên thường xuyên nhắc nhở đồng thời kéo tay bé ra khỏi đầu. Có thể đưa cho bé một vài món đồ chơi để bé quên đi hành vi tự làm mình tổn thương.
5. Thói xấu thiếu kiên nhẫn. Trẻ thường xuyên ném vỡ, đập phá đồ chơi khi thua cuộc hay chưa được như ý muốn, đó là biểu hiện của chứng thiếu kiên nhẫn. Lúc này, thay vì khiển trách con, hãy biểu hiện sự đồng cảm với bé, sau đó uốn nắn, động viên trẻ từ từ như kể những câu chuyện nho nhỏ về tính kiên nhẫn, cả ở góc độ tích cực lẫn tiêu cực. Mặt khác, mẹ cũng cần kết hợp hài hòa giữa biện pháp động viên (khen ngợi, thưởng…) với biện pháp uốn nắn (phạt).
6. Trẻ cư xử không đúng mực, như nói trống không với người lớn tuổi, không xin lỗi sau khi gây chuyện, không cảm ơn...Cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này chính là bạn phải làm gương cho bé. Bạn nên biết cách xin lỗi, cảm ơn bé. Mặt khác, hãy thường xuyên ăn cơm gia đình để dạy trẻ các nghi thức đối với mọi người.