Một mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội xưa để cúng tổ tiên trong đêm 30 Tết và dịp đầu năm mới ít nhất cũng phải có 4 bát, 8 đĩa với các món ăn đặc trưng.Gà luộc là thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cổ truyền của người Hà Nội nói riêng mà còn của người Việt nói chung.Ngày Tết, người Hà Nội thường có một đĩa xôi gấc màu đỏ với ý nghĩa cầu mong sự may mắn cho năm mới.Bánh chưng vuông vắn tượng trưng cho đất trời là món ăn làm nên hương vị đặc trưng trong ngày Tết.Dưa hành được ăn kèm với bánh chưng, thịt đông là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Hà Thành.Canh măng miến của người Hà Nội thường có miến, mộc nhĩ, chân giò lợn, nấm hương, hành hoa...Thịt đông được xem là món dành riêng cho tiết trời se lạnh những ngày cuối đông đầu xuân của Hà Nội. Phần thịt đông trong suốt như tượng trưng cho một khởi đầu của sự tinh khôi, trong trẻo, mang lại may mắn cả năm.Dù nhà giàu, trung lưu hay bình dân thì trong mâm cỗ Tết xưa còn có thêm nem rán. Sự kết hợp giữa thịt, trứng, mộc nhĩ, các loại rau thơm cùng vỏ bánh giòn tan tạo nên một hương vị đặc biệt của nem rán Hà Nội.Trong mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội, đĩa giò chả luôn được đặt ở vị trí trung tâm. Một món ăn đơn giản, không phức tạp nhưng gửi gắm vào đó hy vọng trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà.Tết xưa Hà Nội còn đậm đà và đặc biệt nhờ món cá trắm kho. Có thể nói cá trắm kho là một trong những món ăn tạo nên điểm riêng biệt, khó lẫn của người Hà Nội với người dân ở các tỉnh khác khi đón Tết.Canh bóng thả là một trong nhiều món ăn của người Hà Nội xưa, thường hiện diện trong các mâm cỗ Tết, khi nhà có thượng khách hay việc quan trọng.Món chè kho với vị béo của đỗ, hương thơm của vừng, hoa bưởi góp phần làm nên hương vị riêng của mâm cỗ Tết Hà Nội. Ảnh: Internet.Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Một mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội xưa để cúng tổ tiên trong đêm 30 Tết và dịp đầu năm mới ít nhất cũng phải có 4 bát, 8 đĩa với các món ăn đặc trưng.
Gà luộc là thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cổ truyền của người Hà Nội nói riêng mà còn của người Việt nói chung.
Ngày Tết, người Hà Nội thường có một đĩa xôi gấc màu đỏ với ý nghĩa cầu mong sự may mắn cho năm mới.
Bánh chưng vuông vắn tượng trưng cho đất trời là món ăn làm nên hương vị đặc trưng trong ngày Tết.
Dưa hành được ăn kèm với bánh chưng, thịt đông là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Hà Thành.
Canh măng miến của người Hà Nội thường có miến, mộc nhĩ, chân giò lợn, nấm hương, hành hoa...
Thịt đông được xem là món dành riêng cho tiết trời se lạnh những ngày cuối đông đầu xuân của Hà Nội. Phần thịt đông trong suốt như tượng trưng cho một khởi đầu của sự tinh khôi, trong trẻo, mang lại may mắn cả năm.
Dù nhà giàu, trung lưu hay bình dân thì trong mâm cỗ Tết xưa còn có thêm nem rán. Sự kết hợp giữa thịt, trứng, mộc nhĩ, các loại rau thơm cùng vỏ bánh giòn tan tạo nên một hương vị đặc biệt của nem rán Hà Nội.
Trong mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội, đĩa giò chả luôn được đặt ở vị trí trung tâm. Một món ăn đơn giản, không phức tạp nhưng gửi gắm vào đó hy vọng trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà.
Tết xưa Hà Nội còn đậm đà và đặc biệt nhờ món cá trắm kho. Có thể nói cá trắm kho là một trong những món ăn tạo nên điểm riêng biệt, khó lẫn của người Hà Nội với người dân ở các tỉnh khác khi đón Tết.
Canh bóng thả là một trong nhiều món ăn của người Hà Nội xưa, thường hiện diện trong các mâm cỗ Tết, khi nhà có thượng khách hay việc quan trọng.
Món chè kho với vị béo của đỗ, hương thơm của vừng, hoa bưởi góp phần làm nên hương vị riêng của mâm cỗ Tết Hà Nội. Ảnh: Internet.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.