Chơi với trẻ hàng ngày: Gần như không ai nghĩ chơi đùa cũng là một cách trị trẻ hư. Nhưng dành thời gian chơi với trẻ chính là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn những rắc rối hành vi ở trẻ vì khi được chú ý, trẻ sẽ giảm bớt những hành vi gây chú ý. Trong khi dành cho trẻ 10-15 phút mỗi ngày, hãy sẵn sàng chơi với trẻ bất kỳ trò nào chúng thích, không nên đặt quá nhiều câu hỏi để biến thời gian chơi thành thời gian học hành.Thường xuyên nói “có”: Nếu lúc nào cũng chỉ nghe thấy từ “không”, trẻ sẽ nản lòng với những việc trẻ không được làm. Vì vậy, trước khi nói “không”, người lớn cần tự hỏi tại sao mình trả lời như vậy, tuyệt đối tránh trả lời “không” như một thói quen. Khi được nghe nói “có”, trẻ có thêm cơ hội thử những điều mới mẻ và sẽ bớt gây rắc rối để thỏa mãn nhu cầu sáng tạo.Giữ cho trẻ năng động: Khi buồn chán, trẻ sẽ tìm cách nào đó để cảm thấy vui vẻ, đồng nghĩa với việc gây khó chịu cho những người xung quanh. Những hành vi sai lệch này hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách giữ cho trẻ năng động cả về thể chất lẫn tinh thần, chẳng hạn như lên lịch cụ thể cho các hoạt động của trẻ.Cho trẻ thực hành những cư xử tốt: Thay vì chỉ đơn giản là phạt trẻ hoặc tước đi những ưu tiên của trẻ, hãy dạy trẻ biết hành vi nào là đúng. Chẳng hạn như “Con không nên giật cuốn sách từ tay mẹ mà phải hỏi mượn lịch sự”. Sau đó tạo cho trẻ cơ hội để thực hành điều này. Hoặc cũng có thể tập đóng kịch với trẻ để trẻ thực hành những kỹ năng mới.Nói những điều tốt đẹp về trẻ với người khác: Mặc dù không tốt bằng khen trực tiếp nhưng việc khen trẻ trước mặt người khác cũng có tác dụng rất lớn. Trẻ em rất thích được những người chúng yêu thương đánh giá sự chăm chỉ của chúng, chúng sẽ tiếp tục cố gắng để thể hiện những sự chăm chỉ đó.
Chơi với trẻ hàng ngày: Gần như không ai nghĩ chơi đùa cũng là một cách trị trẻ hư. Nhưng dành thời gian chơi với trẻ chính là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn những rắc rối hành vi ở trẻ vì khi được chú ý, trẻ sẽ giảm bớt những hành vi gây chú ý. Trong khi dành cho trẻ 10-15 phút mỗi ngày, hãy sẵn sàng chơi với trẻ bất kỳ trò nào chúng thích, không nên đặt quá nhiều câu hỏi để biến thời gian chơi thành thời gian học hành.
Thường xuyên nói “có”: Nếu lúc nào cũng chỉ nghe thấy từ “không”, trẻ sẽ nản lòng với những việc trẻ không được làm. Vì vậy, trước khi nói “không”, người lớn cần tự hỏi tại sao mình trả lời như vậy, tuyệt đối tránh trả lời “không” như một thói quen. Khi được nghe nói “có”, trẻ có thêm cơ hội thử những điều mới mẻ và sẽ bớt gây rắc rối để thỏa mãn nhu cầu sáng tạo.
Giữ cho trẻ năng động: Khi buồn chán, trẻ sẽ tìm cách nào đó để cảm thấy vui vẻ, đồng nghĩa với việc gây khó chịu cho những người xung quanh. Những hành vi sai lệch này hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách giữ cho trẻ năng động cả về thể chất lẫn tinh thần, chẳng hạn như lên lịch cụ thể cho các hoạt động của trẻ.
Cho trẻ thực hành những cư xử tốt: Thay vì chỉ đơn giản là phạt trẻ hoặc tước đi những ưu tiên của trẻ, hãy dạy trẻ biết hành vi nào là đúng. Chẳng hạn như “Con không nên giật cuốn sách từ tay mẹ mà phải hỏi mượn lịch sự”. Sau đó tạo cho trẻ cơ hội để thực hành điều này. Hoặc cũng có thể tập đóng kịch với trẻ để trẻ thực hành những kỹ năng mới.
Nói những điều tốt đẹp về trẻ với người khác: Mặc dù không tốt bằng khen trực tiếp nhưng việc khen trẻ trước mặt người khác cũng có tác dụng rất lớn. Trẻ em rất thích được những người chúng yêu thương đánh giá sự chăm chỉ của chúng, chúng sẽ tiếp tục cố gắng để thể hiện những sự chăm chỉ đó.