Trong thời đại ngày nay, chiếc smartphone (điện thoại thông minh) dường như là một vật bất ly thân đối với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.Hội chứng nghiện sử dụng điện thoại di động (nomophobia) được dùng để gọi nỗi ám ảnh xuất hiện ở một số người khi không có chiếc điện thoại di động bên mình.Thực tế, hội chứng nghiện smartphone không chỉ gây ảnh hưởng tới tâm lý, mối quan hệ, gia đình, xã hội mà còn có tác động xấu tới sức khỏe con người.Cụ thể là hệ xương khớp khu vực cổ vai gáy thường xuyên phải chịu áp lực do trong lúc mải mê với màn hình điện thoại, đầu thường ở tư thế chúi về phía trước.Cơ thể người ngày càng cúi thấp, lưng cong, vai co rút lại. Tư thế này nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống xương, khớp và dây chằng vùng lưng, cổ, cánh tay, cổ tay và cả bàn tay.Hai vai co lại quá lâu sẽ khiến hệ thống cơ ở lưng trên bị giãn quá tải còn cơ ngực thì bị ép chặt. Tư thế này còn có thể chèn ép vào đám rối thần kinh cánh tay, mạng lưới các dây thần kinh bắt nguồn từ cổ lan xuống khu vực nách và cánh tay, gây ra hiện tượng tê tay.Để phòng ngừa tác hại do hội chứng smartphone gây ra cho xương khớp, chúng ta có thể tham khảo những lưu ý đơn giản sau đây. 1. Thay vì cúi đầu quá thấp, hãy đưa điện thoại của bạn lên ngang tầm mắt. Việc này sẽ tránh làm căng cơ lưng trên và cơ cổ.2. Sử dụng bộ giá đỡ điện thoại để giải phóng cho hai tay, hai vai có thể được mở rộng thoải mái hơn. Giá đỡ điện thoại có thể giúp bạn nghe điện thoại trong khi cả hai tay đều bận, tránh tình trạng dùng đầu và tay để kẹp điện thoại, rất dễ gây ra tổn thương.3. Luôn cố gắng đảm bảo tư thế "chuẩn" bất cứ lúc nào: lưng thẳng, đầu ngẩng cao, hai vai thư giãn.4. Tập các bài thế dục để tăng khả năng chịu lực cho vùng cơ cổ, lưng. Đứng thẳng, đẩy đầu ra phía trước, giữ khoảng 3-5 giây rồi thu đầu lại hết mức, cằm hơi cúi thấp, giữ yên từ 3-5 giây. Lặp lại động tác này 10 lần. Đứng thẳng, lưng áp vào tường, hai tay đưa lên như tư thế "giơ tay đầu hàng". Giữ nguyên 3 giây rồi gập gối, hạ thấp trọng tâm, hai tay đưa cao lên trời. Lưu ý lúc hạ thấp trọng tâm, đầu, lưng và hông vẫn luôn giữ thẳng, áp vào tường. Tập động tác này 10 lần.
Trong thời đại ngày nay, chiếc smartphone (điện thoại thông minh) dường như là một vật bất ly thân đối với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.
Hội chứng nghiện sử dụng điện thoại di động (nomophobia) được dùng để gọi nỗi ám ảnh xuất hiện ở một số người khi không có chiếc điện thoại di động bên mình.
Thực tế, hội chứng nghiện smartphone không chỉ gây ảnh hưởng tới tâm lý, mối quan hệ, gia đình, xã hội mà còn có tác động xấu tới sức khỏe con người.
Cụ thể là hệ xương khớp khu vực cổ vai gáy thường xuyên phải chịu áp lực do trong lúc mải mê với màn hình điện thoại, đầu thường ở tư thế chúi về phía trước.
Cơ thể người ngày càng cúi thấp, lưng cong, vai co rút lại. Tư thế này nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống xương, khớp và dây chằng vùng lưng, cổ, cánh tay, cổ tay và cả bàn tay.
Hai vai co lại quá lâu sẽ khiến hệ thống cơ ở lưng trên bị giãn quá tải còn cơ ngực thì bị ép chặt. Tư thế này còn có thể chèn ép vào đám rối thần kinh cánh tay, mạng lưới các dây thần kinh bắt nguồn từ cổ lan xuống khu vực nách và cánh tay, gây ra hiện tượng tê tay.
Để phòng ngừa tác hại do hội chứng smartphone gây ra cho xương khớp, chúng ta có thể tham khảo những lưu ý đơn giản sau đây. 1. Thay vì cúi đầu quá thấp, hãy đưa điện thoại của bạn lên ngang tầm mắt. Việc này sẽ tránh làm căng cơ lưng trên và cơ cổ.
2. Sử dụng bộ giá đỡ điện thoại để giải phóng cho hai tay, hai vai có thể được mở rộng thoải mái hơn. Giá đỡ điện thoại có thể giúp bạn nghe điện thoại trong khi cả hai tay đều bận, tránh tình trạng dùng đầu và tay để kẹp điện thoại, rất dễ gây ra tổn thương.
3. Luôn cố gắng đảm bảo tư thế "chuẩn" bất cứ lúc nào: lưng thẳng, đầu ngẩng cao, hai vai thư giãn.
4. Tập các bài thế dục để tăng khả năng chịu lực cho vùng cơ cổ, lưng. Đứng thẳng, đẩy đầu ra phía trước, giữ khoảng 3-5 giây rồi thu đầu lại hết mức, cằm hơi cúi thấp, giữ yên từ 3-5 giây. Lặp lại động tác này 10 lần.
Đứng thẳng, lưng áp vào tường, hai tay đưa lên như tư thế "giơ tay đầu hàng". Giữ nguyên 3 giây rồi gập gối, hạ thấp trọng tâm, hai tay đưa cao lên trời. Lưu ý lúc hạ thấp trọng tâm, đầu, lưng và hông vẫn luôn giữ thẳng, áp vào tường. Tập động tác này 10 lần.