Lựa chọn khó khăn đó xảy đến với những thành viên đội bóng bầu dục Urugoay và một số bạn bè, người thân của họ khi gặp tai nạn máy bay trên đường đến Chile vào ngày 13/10/1972.
Khi đó, Roberto Canessa là sinh viên y khoa và chàng trai 19 tuổi trải qua những thời khắc mà theo ông là "không thể nào quên" trong cuộc đời mình, dù cho bây giờ đã trở thành một trong những bác sỹ y khoa hàng đầu Urugoay.
|
Bác sỹ Roberto Canessa hiện tại và khi gặp tai nạn năm 1972. |
Roberto Canessa viết cuốn sách có tựa đề 'Tôi phải sống sót' kể lại câu chuyện về một chàng trai trẻ sống sót sau tai nạn một cách thần kỳ và sau đó cống hiến cả cuộc đời mình để đem lại hy vọng cho những người khác.
Theo Canessa, viên phi công đã mắc sai lầm khi điều khiển máy bay vào vùng núi Andes nguy hiểm. Khi mọi chuyện không thể cứu vãn, chàng sinh viên y khoa khi đó chỉ còn biết cầu nguyện. Trong cuốn sách của mình, Andes kể: "Có người hét lên: 'Tôi mù rồi' và khi cậu ấy di chuyển phần đầu, tôi có thể nhìn rõ não đang văng ra, rồi sau đó là một thanh kim loại xuyên qua dạ dày.
Khi được hỏi vì sao ông quyết định viết sách trong khi cũng có những người khác sống sót sau vụ việc đã làm điều này, Canessa cho rằng, mỗi người có một câu chuyện và 16 người trở về sau tai nạn đó có thể viết 16 cuốn sách khác nhau.
|
Những người sống sót đầu tiên chia nhau quần áo và thức ăn nhưng chúng nhanh chóng cạn kiệt. |
Theo ông, người sống sót không phải là những người thông minh nhất mà đơn giản là họ cảm nhận được sự khát khao sinh tồn, sự quý giá của mạng sống, vì vậy họ tồn tại được qua những ngày tháng đau khổ nhất.
Ông kể lại rằng những người còn sống đã rất đau đớn khi quyết định phải ăn thịt những người bạn xấu số của mình để sinh tồn trong khi chờ đội tìm kiếm đến hiện trường trong khi thực phẩm dự trữ đã cạn kiệt.
Canessa nói: "Chỉ sau vài ngày, chúng tôi nhận ra cơ thể đang ngày càng khó khăn để duy trì sự sống và chảng bao lâu nữa sẽ chết vì đói".
|
16 người sống sót sau tai nạn lựa chọn cách ăn thịt bạn đường đã chết để sinh tồn. |
"Khi đó, chúng tôi biết giải pháp của mình nhưng quá khó để chấp nhận", ông kể lại. "Thi thể các bạn đồng hành đã đông cứng trong tuyết và đó là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất khi đó".
Canessa nói rằng ông đã phát điên khi trải qua thời điểm đó, khoảng thời gian mà sự sợ hãi của những người còn sống sau tai nạn đã bị đẩy đến giới hạn.
Nhiều lúc, người đàn ông này đã nghĩ, nếu không may thiệt mạng trong vụ tai nạn đó, những người còn lại đã dùng thi thể của ông để sinh tồn.
Giải thích với Daily Mail, Canessa nói: "Tôi có thể vinh dự nói rằng, nếu trái tim mình ngừng đập thì những bộ phận còn lại của cơ thể vẫn có sứ mệnh đưa những người còn lại ra khỏi vùng núi hoang vu đó".
Giờ đây, đã là một bác sỹ lâu năm, ông cho rằng những người còn sống khi đó đã phá vỡ những điều cấm kỵ của thế giới nhưng Canessa tin rằng, trong tương lai, thế giới sẽ thay đổi những quan điểm này để rồi sẽ có những cách khác để tôn vinh những người đã khuất.
Trong số những người sống sót sau tai nạn có 4 cái tên: Roberto, Gustavo Zerbino, Fito Strauch và Daniel Maspons. Đó là những người đã dùng lưỡi dao cạo và mảnh kính để cắt quần áo và xẻ thịt thi thể những người bạn đường đang nằm vùi trong tuyết rồi đặt lên những tấm kinh loại.
Người sống sót chỉ ăn những miếng thịt đó khi cơn đói hành hạ đến mức không thể chịu đựng thêm nữa. Chuyến bay gặp nạn khi có 45 người trên khoang, sau khi rơi có 27 người sống sót.
Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt và một trận lở tuyết và phải chống chọi với cái đói, chỉ còn 16 người còn sống khi đội cứu hộ tìm thấy họ, 72 ngày sau khi máy bay rơi.
>>> Mời quý độc giả xem video Những người may mắn nhất (nguồn Youtube):