Tật cận thị, bệnh mắt phổ biến khiến nhìn gần thì rõ nhìn xa thì mờ, đang gia tăng trên toàn thế giới. Những triệu chứng của tật cận thị có thể là đau đầu, căng mắt và lác mắt. Thống kê riêng ở Mỹ cũng đã có 24% dân số bị cận thị. Ở Việt Nam và một số nước châu Á, tỉ lệ cận thị ở trẻ em cũng đang tăng lên mức báo động, nhất là trẻ em sống ở thành phố. Các chuyên gia đã đưa ra một số giả thuyết về tình trạng cận thị leo thang trong dân số. Nguyên nhân cận thị đầu tiên là do gien. Nếu cả hai bố mẹ đều bị cận thị thì khả năng con bị cận thị là rất cao. Tuy nhiên, số trẻ bị cận thị do di truyền không chiếm đa số. Một thủ phạm không thể chối cãi gây tật cận thị là việc học hành. Các phương pháp giáo dục hiện nay đòi hỏi trẻ phải giành nhiều thời gian đọc sách, học bài và từ khi công nghệ thông tin bùng nổ thì mắt còn thường xuyên dán vào các màn hình máy tính và các thiết bị điện tử. Nhân tố môi trường duy nhất gây ra tật cận thị là thời gian dành cho các hoạt động ngoài trời. Trong cơ thể có một dẫn truyền thần kinh gọi là dopamine, được kích thích bởi ánh nắng mặt trời. Dopamine kiểm soát độ dãn dài của cầu mắt. Vì vậy nếu có đủ dopamine, cầu mắt không bị kéo dài nhiều. Ngược lại, nếu ngồi trong nhà và thiếu dopamine, nhãn cầu càng ngày càng bị kéo dài và càng bị cận thị. Mặc dù không có khuyến nghị nào chính thức nhưng để trẻ khỏi bị cận thị thì cần đưa trẻ ra ngoài trời khoảng 1-3 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, kể cả những người có thị lực tốt cũng vẫn có thể bị cận thị và nên đi kiểm tra định kỳ. Người lớn tuổi từ 18-60 có thị lực tốt nên đi kiểm tra mắt 2 năm/lần, những người có triệu chứng cận thị nên kiểm tra mỗi năm 1 lần. Người già từ 61 tuổi trở lên nên kiểm tra mắt hàng năm. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên kiểm tra sàng lọc các bệnh về mắt và những năm đầu đi học nên kiểm tra và theo dõi thường xuyên tại trường học cũng như tại phòng khám mắt.
Tật cận thị, bệnh mắt phổ biến khiến nhìn gần thì rõ nhìn xa thì mờ, đang gia tăng trên toàn thế giới. Những triệu chứng của tật cận thị có thể là đau đầu, căng mắt và lác mắt.
Thống kê riêng ở Mỹ cũng đã có 24% dân số bị cận thị. Ở Việt Nam và một số nước châu Á, tỉ lệ cận thị ở trẻ em cũng đang tăng lên mức báo động, nhất là trẻ em sống ở thành phố.
Các chuyên gia đã đưa ra một số giả thuyết về tình trạng cận thị leo thang trong dân số. Nguyên nhân cận thị đầu tiên là do gien. Nếu cả hai bố mẹ đều bị cận thị thì khả năng con bị cận thị là rất cao. Tuy nhiên, số trẻ bị cận thị do di truyền không chiếm đa số.
Một thủ phạm không thể chối cãi gây tật cận thị là việc học hành. Các phương pháp giáo dục hiện nay đòi hỏi trẻ phải giành nhiều thời gian đọc sách, học bài và từ khi công nghệ thông tin bùng nổ thì mắt còn thường xuyên dán vào các màn hình máy tính và các thiết bị điện tử.
Nhân tố môi trường duy nhất gây ra tật cận thị là thời gian dành cho các hoạt động ngoài trời. Trong cơ thể có một dẫn truyền thần kinh gọi là dopamine, được kích thích bởi ánh nắng mặt trời. Dopamine kiểm soát độ dãn dài của cầu mắt. Vì vậy nếu có đủ dopamine, cầu mắt không bị kéo dài nhiều. Ngược lại, nếu ngồi trong nhà và thiếu dopamine, nhãn cầu càng ngày càng bị kéo dài và càng bị cận thị.
Mặc dù không có khuyến nghị nào chính thức nhưng để trẻ khỏi bị cận thị thì cần đưa trẻ ra ngoài trời khoảng 1-3 tiếng mỗi ngày.
Ngoài ra, kể cả những người có thị lực tốt cũng vẫn có thể bị cận thị và nên đi kiểm tra định kỳ. Người lớn tuổi từ 18-60 có thị lực tốt nên đi kiểm tra mắt 2 năm/lần, những người có triệu chứng cận thị nên kiểm tra mỗi năm 1 lần. Người già từ 61 tuổi trở lên nên kiểm tra mắt hàng năm.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên kiểm tra sàng lọc các bệnh về mắt và những năm đầu đi học nên kiểm tra và theo dõi thường xuyên tại trường học cũng như tại phòng khám mắt.