Kem chống nắng dường như đã trở thành vật bất ly thân, cứu cánh cho làn da bạn, nhất là trong mùa hè nắng chói chang. Kem chống nắng giúp bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời và các tia độc hại, tiềm tàng những nguy cơ lão hóa da.Tuy nhiên, việc chọn lựa và sử dụng kem chống nắng không đơn giản như bạn nghĩ. Tùy vào mỗi làn da và sẽ thích hợp với từng chất kem chống nắng khác nhau. Chú ý phân biệt 2 loại kem chống nắng cơ bản: kem chống nắng vật lý và hóa học, sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp cho làn da mình.Kem chống nắng vật lý chứa những thành phần khoáng chất gồm titanium dioxide và zinc oxide, giúp tạo một lớp màng chắn trên bề mặt da nhằm loại bỏ và phản xạ các tia UV từ ánh nắng mặt trời khi chúng chiếu trực tiếp lên da.Ưu điểm của kem chống nắng vật lý: Bảo vệ làn da khỏi tia UVA và UVB; Hoạt động ngay tức thì sau khi thoa lên da mà không cần chờ thời gian thẩm thấu; Bền vững trong thời gian lâu khi da tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp; Ít gây kích ứng cho da, phù hợp cho những làn da nhạy cảm. Đối với da dễ bị kích ứng nhiệt như đỏ, bỏng rát khi tiếp xúc ánh nắng, kem chống nắng vật lý sẽ làm dịu da nhanh chóng.Nhược điểm của kem chống nắng vật lý: Mau trôi khi da tiết nhiều dầu và mồ hôi, nên sẽ phải bôi lớp kem mới khi bạn hoạt động nhiều; Chất kem thường sẽ có màu trắng, không tiệp vào da; Khó tiệp màu khi kết hợp với lớp kem nền trang điểm. Ngoài ra, chất kem có thể bị dày, gây bí da, khiến lỗ chân lông không được thông thoáng, khiến da bị đổ dầu.Kem chống nắng hóa học chứa các hợp chất hữu cơ như: oxybenzone, octinoxate, octisalate và avobenzone. Cơ chế hoạt động của kem chống nắng hóa học là tạo ra phản ứng hóa học, thay đổi các tia tử ngoại thành nhiệt và sau đó giải phóng nhiệt ra khỏi da. Chúng được gọi là chất hấp thụ hóa học.Kem chống nắng hóa học có ưu điểm: Mỏng nhẹ, dễ dàng thấm và tán lên da; Dễ dàng phối hợp thêm nhiều tinh chất dưỡng da khác trong quy trình dưỡng da.Nhược điểm của kem chống nắng hóa học: Phải sử dụng kem 20 phút trước khi ra ngoài nắng; Tăng khả năng kích ứng cho da, đặc biệt với làn da khô thiếu độ ẩm; Thường có chỉ số SPF cao, dễ gây kích ứng, đặc biệt với da nhạy cảm; Không bền vững dưới ánh nắng khi tiếp xúc trực tiếp, vì thế cần thoa lại sau mỗi 2 tiếng sử dụng.Không thể nói loại kem chống nắng nào là phù hợp nhất cho làn da của bạn, bởi lẽ mỗi loại đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Do đó, tùy theo mức độ bạn tiếp xúc dưới ánh nắng trực tiếp và sự kích ứng của làn da mà chọn kem chống nắng phù hợp.Ngoài ra, bất kể là sử dụng kem chống nắng vật lý hay hóa học, bạn cần phải tẩy trang trước khi rửa mặt để đảm bảo lớp kem chống nắng đã được lấy sạch ra khỏi làn da.
Kem chống nắng dường như đã trở thành vật bất ly thân, cứu cánh cho làn da bạn, nhất là trong mùa hè nắng chói chang. Kem chống nắng giúp bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời và các tia độc hại, tiềm tàng những nguy cơ lão hóa da.
Tuy nhiên, việc chọn lựa và sử dụng kem chống nắng không đơn giản như bạn nghĩ. Tùy vào mỗi làn da và sẽ thích hợp với từng chất kem chống nắng khác nhau. Chú ý phân biệt 2 loại kem chống nắng cơ bản: kem chống nắng vật lý và hóa học, sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp cho làn da mình.
Kem chống nắng vật lý chứa những thành phần khoáng chất gồm titanium dioxide và zinc oxide, giúp tạo một lớp màng chắn trên bề mặt da nhằm loại bỏ và phản xạ các tia UV từ ánh nắng mặt trời khi chúng chiếu trực tiếp lên da.
Ưu điểm của kem chống nắng vật lý: Bảo vệ làn da khỏi tia UVA và UVB; Hoạt động ngay tức thì sau khi thoa lên da mà không cần chờ thời gian thẩm thấu; Bền vững trong thời gian lâu khi da tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp; Ít gây kích ứng cho da, phù hợp cho những làn da nhạy cảm. Đối với da dễ bị kích ứng nhiệt như đỏ, bỏng rát khi tiếp xúc ánh nắng, kem chống nắng vật lý sẽ làm dịu da nhanh chóng.
Nhược điểm của kem chống nắng vật lý: Mau trôi khi da tiết nhiều dầu và mồ hôi, nên sẽ phải bôi lớp kem mới khi bạn hoạt động nhiều; Chất kem thường sẽ có màu trắng, không tiệp vào da; Khó tiệp màu khi kết hợp với lớp kem nền trang điểm. Ngoài ra, chất kem có thể bị dày, gây bí da, khiến lỗ chân lông không được thông thoáng, khiến da bị đổ dầu.
Kem chống nắng hóa học chứa các hợp chất hữu cơ như: oxybenzone, octinoxate, octisalate và avobenzone. Cơ chế hoạt động của kem chống nắng hóa học là tạo ra phản ứng hóa học, thay đổi các tia tử ngoại thành nhiệt và sau đó giải phóng nhiệt ra khỏi da. Chúng được gọi là chất hấp thụ hóa học.
Kem chống nắng hóa học có ưu điểm: Mỏng nhẹ, dễ dàng thấm và tán lên da; Dễ dàng phối hợp thêm nhiều tinh chất dưỡng da khác trong quy trình dưỡng da.
Nhược điểm của kem chống nắng hóa học: Phải sử dụng kem 20 phút trước khi ra ngoài nắng; Tăng khả năng kích ứng cho da, đặc biệt với làn da khô thiếu độ ẩm; Thường có chỉ số SPF cao, dễ gây kích ứng, đặc biệt với da nhạy cảm; Không bền vững dưới ánh nắng khi tiếp xúc trực tiếp, vì thế cần thoa lại sau mỗi 2 tiếng sử dụng.
Không thể nói loại kem chống nắng nào là phù hợp nhất cho làn da của bạn, bởi lẽ mỗi loại đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Do đó, tùy theo mức độ bạn tiếp xúc dưới ánh nắng trực tiếp và sự kích ứng của làn da mà chọn kem chống nắng phù hợp.
Ngoài ra, bất kể là sử dụng kem chống nắng vật lý hay hóa học, bạn cần phải tẩy trang trước khi rửa mặt để đảm bảo lớp kem chống nắng đã được lấy sạch ra khỏi làn da.