Rạch tầng sinh môn là thủ thuật rạch một đường nhỏ tại vùng da giữa âm đạo và hậu môn nhằm tạo đường ra rộng và thoải mái hơn cho em bé. Đây là thủ thuật phổ biến nhất trong sinh thường. Sau sinh, mẹ sẽ có cảm giác đau đớn và nếu chăm sóc vết rạch sinh môn không cẩn thận rất dễ nhiễm trùng, gây ra những hậu quả khôn lường.Vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Việc giữ cho âm đạo luôn sạch sẽ, chống nhiễm trùng là điều cực kì cần thiết sau khi bị rạch tầng sinh môn. Rửa nhẹ nhàng "vùng kín" với nước ấm rồi sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch ít nhất 2 lần/ngày.Hạn chế vận động mạnh. Dù có muốn lấy lại vóc dáng sau sinh nhanh chóng thì mẹ cũng không nên luyện tập quá sớm, có thể sẽ khiến vết rạch tầng sinh môn bị rách và cơn đau càng nặng hơn nhiều.Tránh mặc quần áo chật. Để hạn chế việc tiếp xúc quần áo và vết khâu chưa lành, các mẹ nên mặc quần áo rộng rãi, nhất là tránh mặc quần lót bó sát. Hãy nhớ luôn giữ vùng kín được khô ráo.Phòng tránh vết khâu bị nứt. Hãy tập trung vào chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung dinh dưỡng cần thiết, tăng cường rau quả, ăn nhiều rau xanh và uống nước. Để vết khâu nhanh hồi phục, các mẹ cũng nên đi đứng nhẹ nhàng, không ngồi xổm, không leo cầu thang.Bổ sung chất xơ. Mẹ nên uống thêm nước và bổ sung nhiều chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nếu bị táo bón thì việc đại tiện có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến vết rạch tầng sinh môn.Kiêng cữ quan hệ ít nhất 4-6 tuần. Để việc vết thương tầng sinh môn tránh bị nhiễm trùng, bị đau hoặc lâu lành, các cặp đôi nên kiêng quan hệ 4-6 tuần để vết thương lành hẳn và không còn đau.Tắm cẩn thận. Có thể ngâm phần dưới cơ thể vào chậu hoặc bồn nước ấm 4 lần/ngày. Mỗi ngày khoảng 15 phút, sẽ giảm được cảm giác đau rát và vết thương cũng chóng lành hơn.
Rạch tầng sinh môn là thủ thuật rạch một đường nhỏ tại vùng da giữa âm đạo và hậu môn nhằm tạo đường ra rộng và thoải mái hơn cho em bé. Đây là thủ thuật phổ biến nhất trong sinh thường. Sau sinh, mẹ sẽ có cảm giác đau đớn và nếu chăm sóc vết rạch sinh môn không cẩn thận rất dễ nhiễm trùng, gây ra những hậu quả khôn lường.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Việc giữ cho âm đạo luôn sạch sẽ, chống nhiễm trùng là điều cực kì cần thiết sau khi bị rạch tầng sinh môn. Rửa nhẹ nhàng "vùng kín" với nước ấm rồi sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch ít nhất 2 lần/ngày.
Hạn chế vận động mạnh. Dù có muốn lấy lại vóc dáng sau sinh nhanh chóng thì mẹ cũng không nên luyện tập quá sớm, có thể sẽ khiến vết rạch tầng sinh môn bị rách và cơn đau càng nặng hơn nhiều.
Tránh mặc quần áo chật. Để hạn chế việc tiếp xúc quần áo và vết khâu chưa lành, các mẹ nên mặc quần áo rộng rãi, nhất là tránh mặc quần lót bó sát. Hãy nhớ luôn giữ vùng kín được khô ráo.
Phòng tránh vết khâu bị nứt. Hãy tập trung vào chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung dinh dưỡng cần thiết, tăng cường rau quả, ăn nhiều rau xanh và uống nước. Để vết khâu nhanh hồi phục, các mẹ cũng nên đi đứng nhẹ nhàng, không ngồi xổm, không leo cầu thang.
Bổ sung chất xơ. Mẹ nên uống thêm nước và bổ sung nhiều chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nếu bị táo bón thì việc đại tiện có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến vết rạch tầng sinh môn.
Kiêng cữ quan hệ ít nhất 4-6 tuần. Để việc vết thương tầng sinh môn tránh bị nhiễm trùng, bị đau hoặc lâu lành, các cặp đôi nên kiêng quan hệ 4-6 tuần để vết thương lành hẳn và không còn đau.
Tắm cẩn thận. Có thể ngâm phần dưới cơ thể vào chậu hoặc bồn nước ấm 4 lần/ngày. Mỗi ngày khoảng 15 phút, sẽ giảm được cảm giác đau rát và vết thương cũng chóng lành hơn.