Cụ Nguyễn Thị Trù, 122 tuổi, người vừa được Hiệp hội kỷ lục thế giới công nhận cao tuổi nhất thế giới, đang sống với con, cháu tại ấp 5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Chồng mất năm 1976 khi cụ 82 tuổi). Cụ có 11 người con, hiện 2 người vẫn còn sống, và khoảng 20 người cháu nội ngoại, gần 20 người chắt và hơn 30 người chít..Nơi ở chính của cụ bà Việt Nam cao tuổi nhất thế giới là căn phòng nhỏ lợp bằng tôn ở cuối nhà, tiếp giáp với nhà bếp. Vì tuổi đã cao nên cụ hầu như không thể đi đâu, chỉ quanh quẩn ở trong nhà.Cụ Trù từng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục châu Á xác nhận là “Cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam và châu Á” vào tháng 8.2014. Do cụ Trù chỉ có giấy CMND được cấp sau năm 1975 nên để được công nhận là người cao tuổi nhất thế giới các tổ chức thì đã yêu cầu cung cấp bản sao CMND của những người con, cháu, chắt của bà để đối chiếu…Con cái của cụ đã mất gần hết, con cháu thì bận công việc, làm ăn xa nên bà Nguyễn Thị Ba (con dâu) của cụ Trù là người chăm sóc chính. Bà Ba cho biết, hiện nay thì cụ đã không còn minh mẫn, chỉ nói những câu "à", "ừ" hoặc không hiểu người khác nói gì.Ở tuổi 122, sống qua ba thế kỉ nhưng sức khỏe của cụ Trù vẫn khá tốt. Bà Ba tiết lộ, “Trước giờ cụ chưa đi viện lần nào, chỉ uống thuốc khi đau ốm lặt vặt thôi. Cách đây 3 năm, có đợt cụ bệnh, bỏ ăn, người rất yếu, cả nhà tưởng không qua khỏi nhưng sau mấy ngày uống thuốc thì khỏe lại".Cuộc sống thường ngày của cụ là đung đưa trên võng hoặc ngồi trên giường. Cụ cũng không còn tự mình đi đứng, việc vệ sinh đều do con cháu lo liệu. Căn phòng cụ ở thường khép kín để đảm bảo cuộc sống yên tĩnh.Công cụ giải trí duy nhất của cụ bà 122 tuổi là chiếc loa nhỏ có chứa những lời kinh Phật. Bà Ba thường bật cho cụ nghe mỗi ngày.Dù không còn minh mẫn, đi lại khó, không tự đi vệ sinh được nhưng việc ăn uống của cụ Trù lại khá tốt. Cụ tự xúc từng thìa cơm ăn được mà ít khi phải nhờ đến con cháu.Bà Ba cho biết, cơm nấu cho mẹ chồng mình thường phải nấu mềm và đồ ăn xe nhỏ, dầm chung với cơm. Mỗi bữa cụ Trù đều ăn được 1- 2 bát cơm. Bà Ba kể, mẹ chồng mình rất thích ăn đồ ngọt và nước đường là món khoái khẩu của cụ. Cụ Trù cũng đặc biệt ưa thích món chuối xào đường, sau đó đổ nước vào làm canh. Thích đồ ngọt đến nỗi có người hỏi nguyên nhân sống thọ thì cụ còn bảo là nhờ uống nước đường.Cụ Trù thường tự ăn một mình. Sau mỗi bữa ăn, con cháu lại đưa cụ lên giường nằm nghỉ. Việc chăm sóc cho cụ cực nhất là ban đêm vì cụ rất ít ngủ. Bà Ba kể cứ bỏ mùng xuống là cụ lại vén lên rồi ngồi mãi trên giường.Trong nhà cụ, treo nhiều giấy chúc thọ, giấy xác lập kỉ lục cao tuổi... Do không còn minh mẫn nên ngày được công nhận kỷ lục người cao tuổi nhất thế giới, cụ cũng chẳng hay biết gì.Hiện tại trong 11 người con của cụ, chỉ còn lại con gái thứ tám và con trai thứ chín, thi thoảng cũng về thăm mẹ. Tính hết con cháu mấy đời của cụ chừng… 80 người, có người đã lên chức ông cố bà cố, chủ yếu sống ở Sài Gòn và Long An. Bà Ba chia sẻ: “Tôi về làm dâu nhà này cũng mấy chục năm. Ngôi nhà luôn đầy ắp tiếng cười, cả cụ và các con cháu đều sống hiền lành, vui vẻ. Chúng tôi thấy vui khi mẹ vẫn còn sống khỏe với con cháu”.
Cụ Nguyễn Thị Trù, 122 tuổi, người vừa được Hiệp hội kỷ lục thế giới công nhận cao tuổi nhất thế giới, đang sống với con, cháu tại ấp 5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Chồng mất năm 1976 khi cụ 82 tuổi). Cụ có 11 người con, hiện 2 người vẫn còn sống, và khoảng 20 người cháu nội ngoại, gần 20 người chắt và hơn 30 người chít..
Nơi ở chính của cụ bà Việt Nam cao tuổi nhất thế giới là căn phòng nhỏ lợp bằng tôn ở cuối nhà, tiếp giáp với nhà bếp. Vì tuổi đã cao nên cụ hầu như không thể đi đâu, chỉ quanh quẩn ở trong nhà.
Cụ Trù từng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục châu Á xác nhận là “Cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam và châu Á” vào tháng 8.2014. Do cụ Trù chỉ có giấy CMND được cấp sau năm 1975 nên để được công nhận là người cao tuổi nhất thế giới các tổ chức thì đã yêu cầu cung cấp bản sao CMND của những người con, cháu, chắt của bà để đối chiếu…
Con cái của cụ đã mất gần hết, con cháu thì bận công việc, làm ăn xa nên bà Nguyễn Thị Ba (con dâu) của cụ Trù là người chăm sóc chính. Bà Ba cho biết, hiện nay thì cụ đã không còn minh mẫn, chỉ nói những câu "à", "ừ" hoặc không hiểu người khác nói gì.
Ở tuổi 122, sống qua ba thế kỉ nhưng sức khỏe của cụ Trù vẫn khá tốt. Bà Ba tiết lộ, “Trước giờ cụ chưa đi viện lần nào, chỉ uống thuốc khi đau ốm lặt vặt thôi. Cách đây 3 năm, có đợt cụ bệnh, bỏ ăn, người rất yếu, cả nhà tưởng không qua khỏi nhưng sau mấy ngày uống thuốc thì khỏe lại".
Cuộc sống thường ngày của cụ là đung đưa trên võng hoặc ngồi trên giường. Cụ cũng không còn tự mình đi đứng, việc vệ sinh đều do con cháu lo liệu. Căn phòng cụ ở thường khép kín để đảm bảo cuộc sống yên tĩnh.
Công cụ giải trí duy nhất của cụ bà 122 tuổi là chiếc loa nhỏ có chứa những lời kinh Phật. Bà Ba thường bật cho cụ nghe mỗi ngày.
Dù không còn minh mẫn, đi lại khó, không tự đi vệ sinh được nhưng việc ăn uống của cụ Trù lại khá tốt. Cụ tự xúc từng thìa cơm ăn được mà ít khi phải nhờ đến con cháu.
Bà Ba cho biết, cơm nấu cho mẹ chồng mình thường phải nấu mềm và đồ ăn xe nhỏ, dầm chung với cơm. Mỗi bữa cụ Trù đều ăn được 1- 2 bát cơm.
Bà Ba kể, mẹ chồng mình rất thích ăn đồ ngọt và nước đường là món khoái khẩu của cụ. Cụ Trù cũng đặc biệt ưa thích món chuối xào đường, sau đó đổ nước vào làm canh. Thích đồ ngọt đến nỗi có người hỏi nguyên nhân sống thọ thì cụ còn bảo là nhờ uống nước đường.
Cụ Trù thường tự ăn một mình. Sau mỗi bữa ăn, con cháu lại đưa cụ lên giường nằm nghỉ. Việc chăm sóc cho cụ cực nhất là ban đêm vì cụ rất ít ngủ. Bà Ba kể cứ bỏ mùng xuống là cụ lại vén lên rồi ngồi mãi trên giường.
Trong nhà cụ, treo nhiều giấy chúc thọ, giấy xác lập kỉ lục cao tuổi... Do không còn minh mẫn nên ngày được công nhận kỷ lục người cao tuổi nhất thế giới, cụ cũng chẳng hay biết gì.
Hiện tại trong 11 người con của cụ, chỉ còn lại con gái thứ tám và con trai thứ chín, thi thoảng cũng về thăm mẹ. Tính hết con cháu mấy đời của cụ chừng… 80 người, có người đã lên chức ông cố bà cố, chủ yếu sống ở Sài Gòn và Long An. Bà Ba chia sẻ: “Tôi về làm dâu nhà này cũng mấy chục năm. Ngôi nhà luôn đầy ắp tiếng cười, cả cụ và các con cháu đều sống hiền lành, vui vẻ. Chúng tôi thấy vui khi mẹ vẫn còn sống khỏe với con cháu”.