Ông Trịnh, 52 tuổi, sống tại Truy Bác, Sơn Đông, Trung Quốc, hiện đang kinh doanh buôn bán hàng hóa nhỏ, thỉnh thoảng ông đi chợ đêm để lấy hàng tươi, nhìn chung công việc kinh doanh của ông khá tốt. Ông cũng dành dụm được nhiều tiền, định mua cho con trai một ngôi nhà, ổn định cuộc sống.Nào ngờ, năm ngoái ông Trịnh mắc bệnh mỡ máu. Bác sĩ nói với ông Trịnh rằng ông phải kiểm soát chế độ ăn uống của mình và ăn ít dầu mỡ, ít đường, hạn chế thức ăn nhiều chất béo, ăn nhiều rau và trái cây tươi.Đã hơn nửa năm trôi qua, ông Trịnh ngày nào cũng ăn một số loại rau củ quả, ngoài ra còn ăn một số loại thịt ít chất béo, nhưng không ngờ mới đây, ông đột nhiên ngất xỉu và được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Qua kiểm tra sơ bộ cho thấy ông Trịnh bị nhồi máu não đột ngột, có một khối máu bị tắc trong não, mức chất béo trung tính đã tăng 6,8 milimol/lít, cần phải phẫu thuật ngay lập tức.Gia đình khi biết chuyện đều bàng hoàng, làm sao một người tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh lại đột ngột bị nhồi máu não? Hóa ra, nguyên nhân lại nằm ở việc ông Trịnh thường ăn ngũ cốc nguyên hạt để kiểm soát mỡ máu.Theo ông Trịnh, sau khi mắc bệnh mỡ máu, bác sĩ đã cảnh báo ông cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, vì ngũ cốc thô chứa nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa cơ thể, giảm lipid máu lắng đọng trong mạch.Thế nhưng ông Trịnh lại ăn quá thường xuyên và liên tục suốt thời gian dài. Ngũ cốc nguyên hạt tuy tốt nhưng không thích hợp ăn suốt cả ngày và ăn liên tục bởi hầu hết các loại ngũ cốc thô này là yến mạch, ngô, khoai lang chứa nhiều cacbohydrat, ăn quá nhiều dễ làm tăng cacbohydrat trong cơ thể để rồi chuyển hóa thành chất béo. Chất béo tích tụ trong cơ thể dẫn đến triglycerid cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.Qua trường hợp của ông Trịnh, bác sĩ nhấn mạnh một lần nữa, nên ăn uống hợp lý, ăn nhiều ngũ cốc không có nghĩa là ngày ba bữa đều ăn ngũ cốc. Thêm vào đó, cũng cần chú ý ăn ít hai loại thực phẩm sau.Đầu tiên là dưa chua, bệnh nhân mắc bệnh mạch máu cố gắng ăn càng ít dưa muối càng tốt, dưa chua chủ yếu được làm từ muối và các gia vị khác. Các ion natri trong muối xâm nhập vào cơ thể không chỉ làm tổn thương thành trong của mạch máu mà còn làm sưng các cơ trơn của mạch máu.Tích tụ lâu ngày trong các mạch máu sẽ làm tăng tốc độ hình thành các mảng xơ vữa, dẫn đến bệnh về mạch máu tăng tặng, trầm trọng thêm.Thứ hai là đậu nành luộc. Rất nhiều người thích ăn đậu nành luộc, cho rằng đây là món ăn vừa tiên vừa ngon. Thực tế, đậu nành luộc có hàm lượng calo cao, ăn quá nhiều sẽ dẫn đến thừa carbohydrate dễ dẫn đến tình trạng thừa carbohydrate.Carbohydrate thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo xấu trong cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng máu, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và trao đổi chất, dễ gây tắc nghẽn mạch máu, gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.Hãy thực hiện 2 việc này mỗi ngày để giảm tắc nghẽn mạch máu và ngăn ngừa nhồi máu não. Thứ nhất, bổ sung đủ nước. Nước là nguồn sống của chúng ta, bổ sung đủ nước cho cơ thể không những có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu mà còn làm giảm độ nhớt của máu, bạn cũng có thể uống thêm cả nước đậu nành, chất axit béo không no được chiết xuất từ nó có tác dụng ức chế sự hình thành huyết khối, tránh tắc nghẽn mạch máu, từ đó giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.Thứ hai, ngủ đủ giấc, việc duy trì giấc ngủ đầy đủ là rất quan trọng, nếu bạn luôn trong tình trạng thiếu ngủ hoặc lo lắng sẽ kích thích tiết adrenaline, ảnh hưởng đến tốc độ máu và quá trình trao đổi chất, dễ bị huyết khối, tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu não, co giật.Mời quý độc giả theo dõi video: Câu chuyện nhói lòng của chàng trai trẻ mắc căn bệnh ung thư não | Sống khỏe mỗi ngày | ANTV
Ông Trịnh, 52 tuổi, sống tại Truy Bác, Sơn Đông, Trung Quốc, hiện đang kinh doanh buôn bán hàng hóa nhỏ, thỉnh thoảng ông đi chợ đêm để lấy hàng tươi, nhìn chung công việc kinh doanh của ông khá tốt. Ông cũng dành dụm được nhiều tiền, định mua cho con trai một ngôi nhà, ổn định cuộc sống.
Nào ngờ, năm ngoái ông Trịnh mắc bệnh mỡ máu. Bác sĩ nói với ông Trịnh rằng ông phải kiểm soát chế độ ăn uống của mình và ăn ít dầu mỡ, ít đường, hạn chế thức ăn nhiều chất béo, ăn nhiều rau và trái cây tươi.
Đã hơn nửa năm trôi qua, ông Trịnh ngày nào cũng ăn một số loại rau củ quả, ngoài ra còn ăn một số loại thịt ít chất béo, nhưng không ngờ mới đây, ông đột nhiên ngất xỉu và được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Qua kiểm tra sơ bộ cho thấy ông Trịnh bị nhồi máu não đột ngột, có một khối máu bị tắc trong não, mức chất béo trung tính đã tăng 6,8 milimol/lít, cần phải phẫu thuật ngay lập tức.
Gia đình khi biết chuyện đều bàng hoàng, làm sao một người tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh lại đột ngột bị nhồi máu não? Hóa ra, nguyên nhân lại nằm ở việc ông Trịnh thường ăn ngũ cốc nguyên hạt để kiểm soát mỡ máu.
Theo ông Trịnh, sau khi mắc bệnh mỡ máu, bác sĩ đã cảnh báo ông cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, vì ngũ cốc thô chứa nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa cơ thể, giảm lipid máu lắng đọng trong mạch.
Thế nhưng ông Trịnh lại ăn quá thường xuyên và liên tục suốt thời gian dài. Ngũ cốc nguyên hạt tuy tốt nhưng không thích hợp ăn suốt cả ngày và ăn liên tục bởi hầu hết các loại ngũ cốc thô này là yến mạch, ngô, khoai lang chứa nhiều cacbohydrat, ăn quá nhiều dễ làm tăng cacbohydrat trong cơ thể để rồi chuyển hóa thành chất béo. Chất béo tích tụ trong cơ thể dẫn đến triglycerid cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Qua trường hợp của ông Trịnh, bác sĩ nhấn mạnh một lần nữa, nên ăn uống hợp lý, ăn nhiều ngũ cốc không có nghĩa là ngày ba bữa đều ăn ngũ cốc. Thêm vào đó, cũng cần chú ý ăn ít hai loại thực phẩm sau.
Đầu tiên là dưa chua, bệnh nhân mắc bệnh mạch máu cố gắng ăn càng ít dưa muối càng tốt, dưa chua chủ yếu được làm từ muối và các gia vị khác. Các ion natri trong muối xâm nhập vào cơ thể không chỉ làm tổn thương thành trong của mạch máu mà còn làm sưng các cơ trơn của mạch máu.
Tích tụ lâu ngày trong các mạch máu sẽ làm tăng tốc độ hình thành các mảng xơ vữa, dẫn đến bệnh về mạch máu tăng tặng, trầm trọng thêm.
Thứ hai là đậu nành luộc. Rất nhiều người thích ăn đậu nành luộc, cho rằng đây là món ăn vừa tiên vừa ngon. Thực tế, đậu nành luộc có hàm lượng calo cao, ăn quá nhiều sẽ dẫn đến thừa carbohydrate dễ dẫn đến tình trạng thừa carbohydrate.
Carbohydrate thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo xấu trong cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng máu, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và trao đổi chất, dễ gây tắc nghẽn mạch máu, gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Hãy thực hiện 2 việc này mỗi ngày để giảm tắc nghẽn mạch máu và ngăn ngừa nhồi máu não. Thứ nhất, bổ sung đủ nước. Nước là nguồn sống của chúng ta, bổ sung đủ nước cho cơ thể không những có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu mà còn làm giảm độ nhớt của máu, bạn cũng có thể uống thêm cả nước đậu nành, chất axit béo không no được chiết xuất từ nó có tác dụng ức chế sự hình thành huyết khối, tránh tắc nghẽn mạch máu, từ đó giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Thứ hai, ngủ đủ giấc, việc duy trì giấc ngủ đầy đủ là rất quan trọng, nếu bạn luôn trong tình trạng thiếu ngủ hoặc lo lắng sẽ kích thích tiết adrenaline, ảnh hưởng đến tốc độ máu và quá trình trao đổi chất, dễ bị huyết khối, tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu não, co giật.