Thịt trâu gác bếp Điện Biên: Nói đến đặc sản Tây Bắc không thể không nói đến món thịt trâu bởi đây là món ăn đặc trưng của người dân tộc. Trước đây, người Thái nghĩ ra cách ướp thịt trâu, bò treo lên gác bếp để có thể ăn lưu trữ được lâu trong những ngày lễ tết.Ngồi quây quần bên nhau, lai rai vài miếng thịt trâu gác bếp, nhấm nháp từng múi thịt thơm lừng, đậm đà còn nguyên mùi khói với vị cay của ớt, vị nồng của mắc khén… thì không gì tuyệt bằng.Lợn cắp nách Lai Châu (hay còn gọi là lợn lửng) là một món ăn đặc trưng núi rừng Tây Bắc. Vì lợn chỉ cỡ 20kg nên người dân có thể cho vào gùi, xách tay, thậm chí cắp vào nách, vì thế mới có tên “lợn cắp nách”.Lợn được nuôi thả tự nhiên nên thịt rất chắc, ngọt và thơm chẳng khác nào thịt lợn rừng. Bởi lợn cắp nách nhỏ con nên cũng rất nạc, có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn ngon. Dù hấp, nướng, hun khói, xào hay luộc thì thịt vẫn ngon. Thịt lợn cắp nách vừa thơm, thịt chắc nịch lại không béo ngậy, dù gắp phải miếng mỡ.Cốm Tú Lệ (Yên Bái): Nếu Hà Nội nổi tiếng với cốm thơm làng Vòng, Yên Bái lại làm nức lòng khách du lịch bởi cốm Tú Lệ. Cốm Tú Lệ là món quà bình dị từ những thửa ruộng bậc thang đặc trưng vùng Tây Bắc.Hạt cốm Tú Lệ mẩy, to tròn, có vị thơm rất cuốn hút. Cốm Tú Lệ có thể dùng ngay, thưởng thức cùng trà nóng hoặc thực khách đem chấm, ăn cùng chuối tiêu đều rất thơm ngon.Xôi tím là một phần của món xôi ngũ sắc, rất đặc trưng và độc đáo ở Tây Bắc. Xôi tím được nấu từ những hạt gạo nếp thơm dẻo, hạt to đều không lẫn các hạt gạo nát. Màu sắc bắt mắt của xôi được tạo ra từ loài cây rừng có tên là khẩu cắm. Loài cây này có tác dụng chữa các bệnh về đường ruột và rất tốt cho sức khỏe.Xôi chim Mường Thanh – Điện Biên: Đến Tây Bắc mùa lúa chín, bạn hãy thưởng thức món xôi chim ngon tuyệt của người dân tộc. Xôi chim được bày trên mâm có nắp đậy để giữ xôi luôn ấm và mềm. Sở dĩ xôi chim dẻo thơm bởi hạt nếp nương sau hai lần đồ bằng chõ gỗ và béo ngọt nhờ vị thịt chim câu mới ra ràng.Pá pỉnh tộp (cá nướng) là món ăn cổ truyền của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Món ăn là niềm tự hào của người Thái đồng thời khơi dậy sự tò mò tìm hiểu của nhiều phượt thủ khi ghé thăm các bản làng.Cháo ấu tẩu của người Hà Giang từ lâu đã được nhiều người biết tiếng bởi độ độc đáo của món ăn. Ấu tẩu là loại củ chứa độc tố khá nguy hiểm nhưng nếu chế biến cẩn thận có thể tạo ra món cháo thơm ngon, hấp dẫn. Cháo ấu tẩu rất thích hợp để thưởng thức trong tiết trời mát mẻ tháng 10 nơi vùng cao Tây Bắc.Rêu đá nướng: Rêu tuy nhiều nhưng loại ngon thì rất hiếm và tùy mùa mới có. Vì vậy với người dân bản địa, rêu được xem là một món ăn quý. Món đặc sản này chỉ có theo mùa nên nhiều gia đình thường lấy rêu non về phơi khô để dành ăn dần hoặc dùng trong các thời điểm trọng đại như cưới hỏi, lên nhà mới hay lễ hội.Măng nộm hoa ban: Nếu có dịp đến Lai Châu, bạn nhớ ghé qua bản làng của người Thái để có dịp thưởng thức món măng nộm hoa ban với hương vị rất ngon. Măng đắng, hoa ban tươi, cá suối nướng củi, chanh, tỏi, ớt, rau húng, rau mùi thái nhỏ… tất cả hoà quyện tạo nên một hương vị đặc trưng của núi rừng. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Thịt trâu gác bếp Điện Biên: Nói đến đặc sản Tây Bắc không thể không nói đến món thịt trâu bởi đây là món ăn đặc trưng của người dân tộc. Trước đây, người Thái nghĩ ra cách ướp thịt trâu, bò treo lên gác bếp để có thể ăn lưu trữ được lâu trong những ngày lễ tết.
Ngồi quây quần bên nhau, lai rai vài miếng thịt trâu gác bếp, nhấm nháp từng múi thịt thơm lừng, đậm đà còn nguyên mùi khói với vị cay của ớt, vị nồng của mắc khén… thì không gì tuyệt bằng.
Lợn cắp nách Lai Châu (hay còn gọi là lợn lửng) là một món ăn đặc trưng núi rừng Tây Bắc. Vì lợn chỉ cỡ 20kg nên người dân có thể cho vào gùi, xách tay, thậm chí cắp vào nách, vì thế mới có tên “lợn cắp nách”.
Lợn được nuôi thả tự nhiên nên thịt rất chắc, ngọt và thơm chẳng khác nào thịt lợn rừng. Bởi lợn cắp nách nhỏ con nên cũng rất nạc, có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn ngon. Dù hấp, nướng, hun khói, xào hay luộc thì thịt vẫn ngon. Thịt lợn cắp nách vừa thơm, thịt chắc nịch lại không béo ngậy, dù gắp phải miếng mỡ.
Cốm Tú Lệ (Yên Bái): Nếu Hà Nội nổi tiếng với cốm thơm làng Vòng, Yên Bái lại làm nức lòng khách du lịch bởi cốm Tú Lệ. Cốm Tú Lệ là món quà bình dị từ những thửa ruộng bậc thang đặc trưng vùng Tây Bắc.
Hạt cốm Tú Lệ mẩy, to tròn, có vị thơm rất cuốn hút. Cốm Tú Lệ có thể dùng ngay, thưởng thức cùng trà nóng hoặc thực khách đem chấm, ăn cùng chuối tiêu đều rất thơm ngon.
Xôi tím là một phần của món xôi ngũ sắc, rất đặc trưng và độc đáo ở Tây Bắc. Xôi tím được nấu từ những hạt gạo nếp thơm dẻo, hạt to đều không lẫn các hạt gạo nát. Màu sắc bắt mắt của xôi được tạo ra từ loài cây rừng có tên là khẩu cắm. Loài cây này có tác dụng chữa các bệnh về đường ruột và rất tốt cho sức khỏe.
Xôi chim Mường Thanh – Điện Biên: Đến Tây Bắc mùa lúa chín, bạn hãy thưởng thức món xôi chim ngon tuyệt của người dân tộc. Xôi chim được bày trên mâm có nắp đậy để giữ xôi luôn ấm và mềm. Sở dĩ xôi chim dẻo thơm bởi hạt nếp nương sau hai lần đồ bằng chõ gỗ và béo ngọt nhờ vị thịt chim câu mới ra ràng.
Pá pỉnh tộp (cá nướng) là món ăn cổ truyền của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Món ăn là niềm tự hào của người Thái đồng thời khơi dậy sự tò mò tìm hiểu của nhiều phượt thủ khi ghé thăm các bản làng.
Cháo ấu tẩu của người Hà Giang từ lâu đã được nhiều người biết tiếng bởi độ độc đáo của món ăn. Ấu tẩu là loại củ chứa độc tố khá nguy hiểm nhưng nếu chế biến cẩn thận có thể tạo ra món cháo thơm ngon, hấp dẫn. Cháo ấu tẩu rất thích hợp để thưởng thức trong tiết trời mát mẻ tháng 10 nơi vùng cao Tây Bắc.
Rêu đá nướng: Rêu tuy nhiều nhưng loại ngon thì rất hiếm và tùy mùa mới có. Vì vậy với người dân bản địa, rêu được xem là một món ăn quý. Món đặc sản này chỉ có theo mùa nên nhiều gia đình thường lấy rêu non về phơi khô để dành ăn dần hoặc dùng trong các thời điểm trọng đại như cưới hỏi, lên nhà mới hay lễ hội.
Măng nộm hoa ban: Nếu có dịp đến Lai Châu, bạn nhớ ghé qua bản làng của người Thái để có dịp thưởng thức món măng nộm hoa ban với hương vị rất ngon. Măng đắng, hoa ban tươi, cá suối nướng củi, chanh, tỏi, ớt, rau húng, rau mùi thái nhỏ… tất cả hoà quyện tạo nên một hương vị đặc trưng của núi rừng. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.