Để giảm bớt tình trạng phù chân khi mang thai, bà bầu không nên đứng nhiều. Những bà bầu cần phải đứng nhiều trong khi làm việc sẽ thấy vào cuối ngày mắt cá chân và bàn chân trông to hơn rất nhiều so với lúc sáng sớm. Sự phù chân này là do lượng nước thừa mà cơ thể tự tạo ra để chuẩn bị cho sinh nở. Ngoài ra, tổng thể áp lực ngày càng lớn của tử cung, sự tuần hoàn nước chậm chạp trong cơ thể và trọng lực đã làm cho phần chân ngày càng phù, nhất là về cuối thai kỳ. Nếu tình trạng phù gây đau đớn hoặc nếu có thể hãy tìm cách chuyển sang những công việc có thời gian ngồi nhiều hơn. Nhiều người sẽ nghĩ rằng uống nhiều nước khi bị phù chân khi mang thai thì sẽ làm tình trạng này tồi tệ hơn. Nhưng thực sự uống thêm nước cũng là một hình thức đẩy nước ra khỏi cơ thể để làm giảm tình trạng phù. Đặc biệt là nếu bị ốm nghén, khi thời tiết nóng hoặc khi vận động dẫn đến đổ mồ hôi nhiều, bà bầu càng cần bổ sung thêm nhiều nước. Một chế độ ăn uống với lượng muối vừa phải sẽ góp phần giữ an toàn cho thai nhi. Nhưng nếu bạn bị phù chân, cầm xem xét cắt giảm lượng muối ăn vào. Hiệu quả sẽ tăng lên khi kết hợp giảm muối và uống thêm nhiều nước. Bạn nghĩ những đôi tất bó chặt lấy chân vốn chỉ dành cho những bà già? Thật bất ngờ là đối với bà bầu, việc đi tất để bó chân lại có tác dụng làm cho phần mắt cá chân và bàn chân dễ chịu hơn đồng thời kiểm soát được tình trạng phù chân. Trên thị trường có bán những đôi tất trông như bình thường nhưng có tác dụng bó chân rất tốt. Khi ngủ hãy nằm nghiêng sang một bên, tốt nhất là nghiêng sang trái để thận có thể hoạt động mạnh hơn, loại bỏ nước thừa và làm giảm tình trạng phù nề. Bà bầu có thể chọn tư thế nằm kê chân cao hơn đầu hoặc chỉ đơn giản là giảm thời gian đứng và nằm nhiều hơn để phân bố nước đều hơn cho cơ thể, nhờ vậy phần mắt cá chân và bàn chân sẽ đỡ bị phù.Chọn những bài tập thể dục dành cho người mang thai như đi bộ (giúp máu luân chuyển thay vì tích tụ) hoặc bơi lội. Áp lực nước khi bơi lội cũng có tác dụng đẩy nước ra khỏi tế bào trở lại mạch máu rồi đến thận để bạn có thể đi tiểu ra ngoài. Tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, nếu phát hiện tình trạng phù chân đột ngột hoặc ngày càng xấu đi làm ảnh hưởng đến bàn chân, mắt cá chân, tay hay mặt thì bạn cần phải đi khám ngay lập tức. Vì đó có thể là dấu hiệu của một triệu chứng nghiêm trọng xảy ra trong thai kỳ gọi là tiền sản giật. Tiền sản giật nguy hiểm đến mức có thể gây tử vong cho bà mẹ và thai nhi và thường kèm theo các triệu chứng như huyết áp cao, tăng cân quá mức hoặc đau đầu nghiêm trọng.
Để giảm bớt tình trạng phù chân khi mang thai, bà bầu không nên đứng nhiều. Những bà bầu cần phải đứng nhiều trong khi làm việc sẽ thấy vào cuối ngày mắt cá chân và bàn chân trông to hơn rất nhiều so với lúc sáng sớm. Sự phù chân này là do lượng nước thừa mà cơ thể tự tạo ra để chuẩn bị cho sinh nở. Ngoài ra, tổng thể áp lực ngày càng lớn của tử cung, sự tuần hoàn nước chậm chạp trong cơ thể và trọng lực đã làm cho phần chân ngày càng phù, nhất là về cuối thai kỳ. Nếu tình trạng phù gây đau đớn hoặc nếu có thể hãy tìm cách chuyển sang những công việc có thời gian ngồi nhiều hơn.
Nhiều người sẽ nghĩ rằng uống nhiều nước khi bị phù chân khi mang thai thì sẽ làm tình trạng này tồi tệ hơn. Nhưng thực sự uống thêm nước cũng là một hình thức đẩy nước ra khỏi cơ thể để làm giảm tình trạng phù. Đặc biệt là nếu bị ốm nghén, khi thời tiết nóng hoặc khi vận động dẫn đến đổ mồ hôi nhiều, bà bầu càng cần bổ sung thêm nhiều nước.
Một chế độ ăn uống với lượng muối vừa phải sẽ góp phần giữ an toàn cho thai nhi. Nhưng nếu bạn bị phù chân, cầm xem xét cắt giảm lượng muối ăn vào. Hiệu quả sẽ tăng lên khi kết hợp giảm muối và uống thêm nhiều nước.
Bạn nghĩ những đôi tất bó chặt lấy chân vốn chỉ dành cho những bà già? Thật bất ngờ là đối với bà bầu, việc đi tất để bó chân lại có tác dụng làm cho phần mắt cá chân và bàn chân dễ chịu hơn đồng thời kiểm soát được tình trạng phù chân. Trên thị trường có bán những đôi tất trông như bình thường nhưng có tác dụng bó chân rất tốt.
Khi ngủ hãy nằm nghiêng sang một bên, tốt nhất là nghiêng sang trái để thận có thể hoạt động mạnh hơn, loại bỏ nước thừa và làm giảm tình trạng phù nề. Bà bầu có thể chọn tư thế nằm kê chân cao hơn đầu hoặc chỉ đơn giản là giảm thời gian đứng và nằm nhiều hơn để phân bố nước đều hơn cho cơ thể, nhờ vậy phần mắt cá chân và bàn chân sẽ đỡ bị phù.
Chọn những bài tập thể dục dành cho người mang thai như đi bộ (giúp máu luân chuyển thay vì tích tụ) hoặc bơi lội. Áp lực nước khi bơi lội cũng có tác dụng đẩy nước ra khỏi tế bào trở lại mạch máu rồi đến thận để bạn có thể đi tiểu ra ngoài.
Tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, nếu phát hiện tình trạng phù chân đột ngột hoặc ngày càng xấu đi làm ảnh hưởng đến bàn chân, mắt cá chân, tay hay mặt thì bạn cần phải đi khám ngay lập tức. Vì đó có thể là dấu hiệu của một triệu chứng nghiêm trọng xảy ra trong thai kỳ gọi là tiền sản giật. Tiền sản giật nguy hiểm đến mức có thể gây tử vong cho bà mẹ và thai nhi và thường kèm theo các triệu chứng như huyết áp cao, tăng cân quá mức hoặc đau đầu nghiêm trọng.