Ngôi làng Bengkala, Indonesia gồm 3000 dân cư nhưng họ không nói với nhau câu nào. Ở đây tồn tại một ngôn ngữ ký hiệu qua nhiều thế kỷ có tên là kata kolok. Chính vì vậy mà những người khiếm thính ở đây cũng luôn được đối xử rất tôn trọng.Lý do là ở ngôi làng này, số lượng khiếm thính cao hơn trung bình của thế giới 15 lần, trong quá khứ thậm chí còn nhiều hơn. Theo thời gian, dân làng ưu tiên phát triển ngôn ngữ ký hiệu riêng và nó được truyền qua nhiều thế kỷ.Tỷ lệ cao những người khiếm thính ở đây là do một loại gen có tên DFNB3 đã tồn tại ở ngôi làng này suốt 7 thế hệ. Cha mẹ bình thường có thể sinh ra những đứa con khiếm thính và ngược lại. Tuy nhiên, đối với người dân Bengkala, tất cả mọi người đều được đối xử một cách tôn trọng và không hề có bất kỳ sự phân biệt nào.Ngôn ngữ khiếm thính ở đây lấn át việc giao tiếp bằng lời. Ở trường giáo viên giảng dạy bằng cả lời nói và ngôn ngữ kí hiệu. Gia đình nào cũng dạy con cái mình ngôn ngữ này để truyền thống luôn được phát huy.Hiện nay, thế hệ trẻ của ngôi làng này bắt đầu sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và một số họ đã vào trường nội trú khiếm thính để tương tác với xã hội bên ngoài. Mặc dù vậy, trong làng cũng chỉ 5 người biết chữ.Trong những năm qua, ngôi làng đã chứng kiến các du khách quốc tế, các du khách khiếm thính đến đây để nghiên cứu hoặc chứng kiến một cộng đồng xã hội thu nhỏ.Vì thế mà, chính quyền đất nước Indonesia đang hướng ngôi làng đến việc tăng thêm thu nhập bằng cách phát triển du lịch đến đây. Thu hút nhất của ngôi làng này là “vũ điệu của người khiếm thính” gồm 16 vũ công thực hiện điệu nhảy đồng bộ, dùng tín hiệu trực giác làm âm nhạc.
Ngôi làng Bengkala, Indonesia gồm 3000 dân cư nhưng họ không nói với nhau câu nào. Ở đây tồn tại một ngôn ngữ ký hiệu qua nhiều thế kỷ có tên là kata kolok. Chính vì vậy mà những người khiếm thính ở đây cũng luôn được đối xử rất tôn trọng.
Lý do là ở ngôi làng này, số lượng khiếm thính cao hơn trung bình của thế giới 15 lần, trong quá khứ thậm chí còn nhiều hơn. Theo thời gian, dân làng ưu tiên phát triển ngôn ngữ ký hiệu riêng và nó được truyền qua nhiều thế kỷ.
Tỷ lệ cao những người khiếm thính ở đây là do một loại gen có tên DFNB3 đã tồn tại ở ngôi làng này suốt 7 thế hệ. Cha mẹ bình thường có thể sinh ra những đứa con khiếm thính và ngược lại. Tuy nhiên, đối với người dân Bengkala, tất cả mọi người đều được đối xử một cách tôn trọng và không hề có bất kỳ sự phân biệt nào.
Ngôn ngữ khiếm thính ở đây lấn át việc giao tiếp bằng lời. Ở trường giáo viên giảng dạy bằng cả lời nói và ngôn ngữ kí hiệu. Gia đình nào cũng dạy con cái mình ngôn ngữ này để truyền thống luôn được phát huy.
Hiện nay, thế hệ trẻ của ngôi làng này bắt đầu sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và một số họ đã vào trường nội trú khiếm thính để tương tác với xã hội bên ngoài. Mặc dù vậy, trong làng cũng chỉ 5 người biết chữ.
Trong những năm qua, ngôi làng đã chứng kiến các du khách quốc tế, các du khách khiếm thính đến đây để nghiên cứu hoặc chứng kiến một cộng đồng xã hội thu nhỏ.
Vì thế mà, chính quyền đất nước Indonesia đang hướng ngôi làng đến việc tăng thêm thu nhập bằng cách phát triển du lịch đến đây. Thu hút nhất của ngôi làng này là “vũ điệu của người khiếm thính” gồm 16 vũ công thực hiện điệu nhảy đồng bộ, dùng tín hiệu trực giác làm âm nhạc.