Muối. Muối là loại gia vị phổ biến, không chỉ giúp món ăn đậm đà mà còn cung cấp các nguyên tố khoáng. Muối ăn có chứa hợp chất natri clorua có tính ổn định cao, gần như không có hạn sử dụng. Bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, muối sẽ không bị hỏng hay hao hụt dưỡng chất. (Ảnh minh họa)Đậu. Các loại hạt như đậu đỏ, đậu đen, đậu tằm, đậu tương, đậu xanh... giàu chất xơ thô và các nguyên tố vi lượng, có tác dụng bổ sung một số chất dinh dưỡng cho cơ thể.Đáng lưu ý, đây là thực phẩm không có hạn sử dụng. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên phơi khô đậu trước khi cất trong hộp kín. Nếu hơi nước tồn đọng, đậu rất dễ biến chất, thu hút nấm mốc phát triển.Rượu. Rượu truyền thống được ủ từ ngũ cốc. Quá trình lên men giúp rượu có thể bảo quản lâu mà không lo biến chất. Thậm chí, nhiều loại rượu càng để lâu càng ngon. Lưu ý, rượu cần được niêm phong kín, để nơi khô ráo tránh vi khuẩn, virus xâm nhập ảnh hưởng đến mùi vị.Nước tương. Tương là một trong những gia vị phổ biến, có tác dụng cải thiện độ tươi ngon của rau, tạo màu. Quá trình lên men giúp tương có thể bảo quản được lâu. Chỉ cần để nơi khô ráo, đảm bảo tương không nhiễm nấm thì không lo biến chất.Mật ong. Mật ong nguyên chất chứa 70% đường, có độ ẩm rất thấp. Môi trường gần như không có độ ẩm trong mật ong khiến vi khuẩn không thể phát triển.Bên cạnh đó, độ pH của mật ong từ 3 đến 4,5 nên môi trường trong mật có tính acid, tính acid này sẽ giết chết gần như mọi sinh vật muốn phát triển.Nấm khô. Nấm khô là một trong những thực phẩm không lo hết hạn. Bảo quản đúng cách, nấm khô có thể bổ sung dinh dưỡng, tăng cường thể chất, nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng gan và thận.Tuy nhiên, nấm sau khi ngâm nước hoặc ngâm rượu cần dùng càng sớm càng tốt. Thời gian ngâm lâu dễ khiến thực phẩm biến chất, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.Vỏ cam, quýt. Vỏ cam quýt khô cũng là thực phẩm càng để lâu càng tốt. Khi sử dụng làm gia vị cho các món ăn, vỏ quýt tính ấm có tác dụng làm ấm bụng, xua hàn khí, thúc đẩy tiêu hóa, tống khí thừa ra ngoài, mang lại tác dụng điều hòa, cải thiện chứng đầy hơi.Giấm. Giấm truyền thống là gia vị càng để lâu càng tốt. Vậy nhưng, những loại giấm đóng chai trên các kệ hàng siêu thị có quy trình sản xuất riêng, sử dụng phụ gia bảo quản nên phải tuân thủ hạn mức sử dụng trên bao bì.Ngải cứu khô. Ngải cứu là loại thực vật thân cỏ thuộc họ nhà Cúc. Ngải cứu thường được làm nguyên liệu để chế biến các món ăn giúp bồi bổ sức khỏe. Ngải cứu khô có màu vàng nâu, phơi khô để càng lâu năm mang lại tác dụng sức khỏe càng cao. Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. (Nguồn video: Vinmec)
Muối. Muối là loại gia vị phổ biến, không chỉ giúp món ăn đậm đà mà còn cung cấp các nguyên tố khoáng. Muối ăn có chứa hợp chất natri clorua có tính ổn định cao, gần như không có hạn sử dụng. Bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, muối sẽ không bị hỏng hay hao hụt dưỡng chất. (Ảnh minh họa)
Đậu. Các loại hạt như đậu đỏ, đậu đen, đậu tằm, đậu tương, đậu xanh... giàu chất xơ thô và các nguyên tố vi lượng, có tác dụng bổ sung một số chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Đáng lưu ý, đây là thực phẩm không có hạn sử dụng. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên phơi khô đậu trước khi cất trong hộp kín. Nếu hơi nước tồn đọng, đậu rất dễ biến chất, thu hút nấm mốc phát triển.
Rượu. Rượu truyền thống được ủ từ ngũ cốc. Quá trình lên men giúp rượu có thể bảo quản lâu mà không lo biến chất. Thậm chí, nhiều loại rượu càng để lâu càng ngon. Lưu ý, rượu cần được niêm phong kín, để nơi khô ráo tránh vi khuẩn, virus xâm nhập ảnh hưởng đến mùi vị.
Nước tương. Tương là một trong những gia vị phổ biến, có tác dụng cải thiện độ tươi ngon của rau, tạo màu. Quá trình lên men giúp tương có thể bảo quản được lâu. Chỉ cần để nơi khô ráo, đảm bảo tương không nhiễm nấm thì không lo biến chất.
Mật ong. Mật ong nguyên chất chứa 70% đường, có độ ẩm rất thấp. Môi trường gần như không có độ ẩm trong mật ong khiến vi khuẩn không thể phát triển.
Bên cạnh đó, độ pH của mật ong từ 3 đến 4,5 nên môi trường trong mật có tính acid, tính acid này sẽ giết chết gần như mọi sinh vật muốn phát triển.
Nấm khô. Nấm khô là một trong những thực phẩm không lo hết hạn. Bảo quản đúng cách, nấm khô có thể bổ sung dinh dưỡng, tăng cường thể chất, nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng gan và thận.
Tuy nhiên, nấm sau khi ngâm nước hoặc ngâm rượu cần dùng càng sớm càng tốt. Thời gian ngâm lâu dễ khiến thực phẩm biến chất, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Vỏ cam, quýt. Vỏ cam quýt khô cũng là thực phẩm càng để lâu càng tốt. Khi sử dụng làm gia vị cho các món ăn, vỏ quýt tính ấm có tác dụng làm ấm bụng, xua hàn khí, thúc đẩy tiêu hóa, tống khí thừa ra ngoài, mang lại tác dụng điều hòa, cải thiện chứng đầy hơi.
Giấm. Giấm truyền thống là gia vị càng để lâu càng tốt. Vậy nhưng, những loại giấm đóng chai trên các kệ hàng siêu thị có quy trình sản xuất riêng, sử dụng phụ gia bảo quản nên phải tuân thủ hạn mức sử dụng trên bao bì.
Ngải cứu khô. Ngải cứu là loại thực vật thân cỏ thuộc họ nhà Cúc. Ngải cứu thường được làm nguyên liệu để chế biến các món ăn giúp bồi bổ sức khỏe. Ngải cứu khô có màu vàng nâu, phơi khô để càng lâu năm mang lại tác dụng sức khỏe càng cao.
Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. (Nguồn video: Vinmec)