Bánh lá mơ: Món bánh dễ ăn, dễ làm quen thuộc của người miền Tây nhưng lại còn vô cùng mới lạ với những vùng, miền khác. Để làm món này, lá mơ được xay là lọc lấy nước nhồi bột.Bột sau đó lại được “nắn” lên trên những tấm lá mít – chính vì lý do này mà đôi khi món bánh lá mơ còn được gọi là bánh lá mít. Khi ăn, thực khách sẽ thưởng thức bánh lá mơ cùng với sốt chấm từ nước cốt dừa thơm béo.Bánh chông là món bánh đặc sản của xã Giao Tiến, huyện Xuân thủy, Nam Định, bánh thường được làm vào dịp Tết. Người ta nấu nếp với gấc. Khi xôi chín thì trộn đường vào sau đó giã nhuyễn xôi. Ép xôi lại rồi cắt thành miếng hình thoi như cây chông, hai đầu nhọn, cỡ ngón tay. Các miếng bánh này được phơi khô, sau đó rang giòn.Bánh chông giòn, có màu hồng cam rất đẹp, mùi thơm ngon, vị ngọt. Món bánh này đến nay tại Nam Định cũng không còn mấy phổ biến, chỉ còn vài gia đình làm để cung cấp theo đơn đặt hàng hoặc mang lên thành phố biếu cho người thân làm quà cho đỡ nhớ quê.Bánh ngải: Đây là một loại bánh của người Nùng. Người ta dùng lá ngải rửa sạch, đun trong nước tro bếp cho nhừ, sau đó giã lá ngải chung với xôi. Vắt xôi thành những chiếc bánh nhỏ tròn, dẹt, đường kính khoảng 5cm.Nhân bánh là mè đen rang thơm, giã nhỏ trộn mật mía. Người Nùng dùng một loại lá có tên là lá “mác rạng” để gói, bánh sẽ không bị khô.Bánh nghệ có lẽ là món bánh gắn bó đặc biệt với phiên chợ chiều của những người dân khu Nam huyện Tiền Hải, Thái Bình.Món bánh được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản nhưng lại gây thương nhớ. Phần vỏ bánh được làm từ bột gạo, muối và bột nghệ; phần nhân gồm mỡ khổ ngon, hành, tiêu, gừng và bột ngũ vị hương.Bánh khổ là món bánh của người Mường dùng làm lễ vật cho ngày cưới. Bánh được làm đơn giản, từ nếp ngâm, nấu thành xôi, sau đó đem giã nhuyễn. Vắt tròn bánh bằng quả hồng, xếp lên mặt lá chuối, hong gió qua một đêm cho khô.Khi ăn bánh khổ, đem chiên vàng, hoặc nướng, bánh sẽ phồng và dẻo thơm trở lại. Chiếc bánh có độ giòn của bột gạo quyện cùng vị ngọt của đường mía và mùi thơm của mè quyến rũ lòng người.Bánh bảy lửa: Đây là loại bánh đặc biệt có cách làm công phu, thường thấy vào dịp Tết ở các tỉnh miền Trung như Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Bánh được làm qua nhiều công đoạn, từ rang nếp, rang mè, giã nếp thành bột rồi tiếp tục rang, chế biến bảy lần qua lửa nên mới có tên là bánh Bảy lửa.Bánh được rang và sấy kỹ nhiều lần nên có thể để dành được đến ba, bốn tháng. Khi ăn, bánh giòn tan. Bánh này được nhiều người dân ở các địa phương kể trên ưa thích. Tuy nhiên vì chế biến quá công phu, mất nhiều thời gian nên hầu như hiện nay không còn thấy loại bánh này trên thị trường nữa. Ảnh: Internet.Mời độc giả theo dõi video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV Review.
Bánh lá mơ: Món bánh dễ ăn, dễ làm quen thuộc của người miền Tây nhưng lại còn vô cùng mới lạ với những vùng, miền khác. Để làm món này, lá mơ được xay là lọc lấy nước nhồi bột.
Bột sau đó lại được “nắn” lên trên những tấm lá mít – chính vì lý do này mà đôi khi món bánh lá mơ còn được gọi là bánh lá mít. Khi ăn, thực khách sẽ thưởng thức bánh lá mơ cùng với sốt chấm từ nước cốt dừa thơm béo.
Bánh chông là món bánh đặc sản của xã Giao Tiến, huyện Xuân thủy, Nam Định, bánh thường được làm vào dịp Tết. Người ta nấu nếp với gấc. Khi xôi chín thì trộn đường vào sau đó giã nhuyễn xôi. Ép xôi lại rồi cắt thành miếng hình thoi như cây chông, hai đầu nhọn, cỡ ngón tay. Các miếng bánh này được phơi khô, sau đó rang giòn.
Bánh chông giòn, có màu hồng cam rất đẹp, mùi thơm ngon, vị ngọt. Món bánh này đến nay tại Nam Định cũng không còn mấy phổ biến, chỉ còn vài gia đình làm để cung cấp theo đơn đặt hàng hoặc mang lên thành phố biếu cho người thân làm quà cho đỡ nhớ quê.
Bánh ngải: Đây là một loại bánh của người Nùng. Người ta dùng lá ngải rửa sạch, đun trong nước tro bếp cho nhừ, sau đó giã lá ngải chung với xôi. Vắt xôi thành những chiếc bánh nhỏ tròn, dẹt, đường kính khoảng 5cm.
Nhân bánh là mè đen rang thơm, giã nhỏ trộn mật mía. Người Nùng dùng một loại lá có tên là lá “mác rạng” để gói, bánh sẽ không bị khô.
Bánh nghệ có lẽ là món bánh gắn bó đặc biệt với phiên chợ chiều của những người dân khu Nam huyện Tiền Hải, Thái Bình.
Món bánh được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản nhưng lại gây thương nhớ. Phần vỏ bánh được làm từ bột gạo, muối và bột nghệ; phần nhân gồm mỡ khổ ngon, hành, tiêu, gừng và bột ngũ vị hương.
Bánh khổ là món bánh của người Mường dùng làm lễ vật cho ngày cưới. Bánh được làm đơn giản, từ nếp ngâm, nấu thành xôi, sau đó đem giã nhuyễn. Vắt tròn bánh bằng quả hồng, xếp lên mặt lá chuối, hong gió qua một đêm cho khô.
Khi ăn bánh khổ, đem chiên vàng, hoặc nướng, bánh sẽ phồng và dẻo thơm trở lại. Chiếc bánh có độ giòn của bột gạo quyện cùng vị ngọt của đường mía và mùi thơm của mè quyến rũ lòng người.
Bánh bảy lửa: Đây là loại bánh đặc biệt có cách làm công phu, thường thấy vào dịp Tết ở các tỉnh miền Trung như Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Bánh được làm qua nhiều công đoạn, từ rang nếp, rang mè, giã nếp thành bột rồi tiếp tục rang, chế biến bảy lần qua lửa nên mới có tên là bánh Bảy lửa.
Bánh được rang và sấy kỹ nhiều lần nên có thể để dành được đến ba, bốn tháng. Khi ăn, bánh giòn tan. Bánh này được nhiều người dân ở các địa phương kể trên ưa thích. Tuy nhiên vì chế biến quá công phu, mất nhiều thời gian nên hầu như hiện nay không còn thấy loại bánh này trên thị trường nữa. Ảnh: Internet.