Ngồi lâu làm tăng vòng hai: Di chuyển giúp các cơ giải phóng ra các phân tử như lipoprotein lipase - những phân tử giúp tiêu hóa lượng chất béo và đường ăn vào. Nếu ngồi lâu một chỗ sự giải phóng phân tử này sẽ ít hơn làm tăng kích thước cơ thể, đặc biệt là vòng hai.
Ngồi lâu làm cột sống uốn éo: Phần cột sống của cơ thể người có hình chữ S, tuy nhiên ngồi máy tính nhiều cột sống sẽ cong vẹo dần theo hình chữ C. Dần dần gây biến đổi ngoại hình theo hướng tiêu cực như vai không cân bằng, lệch hông...Ngồi lâu gây hội chứng "mất chân": Thuật ngữ "không dùng thì mất" (use it or lose it) được sử dụng để nói về việc ngồi một chỗ trong khoảng thời gian dài. Việc ngồi quá nhiều và không hoạt động dẫn đến tuần hoàn kém, sưng tấy, xương yếu, giãn tĩnh mạch và đôi khi còn có một số trường hợp nặng hơn, có thể dẫn đến chứng loãng xương.
Ngồi lâu gây ung thư: Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những phụ nữ ngồi yên một chỗ 6 tiếng trở lên sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư lên 10%.
Làm căng thẳng đầu óc: Các nghiên cứu cho thấy ngồi lâu có thể dẫn đến trầm cảm, cô lập xã hội, mất ngủ và sức khỏe tổng thể kém.
Phá hủy cơ bắp: Cơ bắp giúp bạn di chuyển dễ dàng. Nhưng khi bạn ngồi yên hàng giờ sẽ khiến chúng bị suy yếu đi, đặc biệt là đôi chân. Áp lực liên tục đè nén ở phía sau chân cũng sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu và từ đó dần phá hủy cơ bắp của bạn.
Hội chứng “mất não”: Các chuyên gia đã khuyến cáo, ngồi quá lâu không chỉ khiến khối lượng não giảm đáng kể mà còn có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng ghi nhớ sự việc.
Hội chứng tư thế khổ sở: "Tư thế khổ sở" (poor posture) như ngồi trượt người xuống ghế, đứng ngửa ra sau, gục mặt xuống bàn - tất cả những điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như: mất cân bằng cơ bắp, cong vẹo cột sống và tăng cân.
Rút cạn năng lượng: Một vấn đề khác sẽ đến với cơ thể nếu bạn ngồi quá lâu đó là làm cạn kiệt năng lượng khiến cơ thể mệt mỏi rã rời.
Rút ngắn tuổi thọ: Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn có thói quen vận động cơ thể sau 3 tiếng ngồi lâu có thể tăng tuổi thọ lên đến hai tháng.Nếu công việc bắt buộc bạn phải ngồi nhiều, bạn hãy tận dụng các cách để tăng cường vận động: Leo cầu thang và đi bộ bất cứ khi nào có thể, để khởi động nhịp tim và tuần hoàn máu...Ngoài ra, hãy dùng ghế không có tay vịn, vì điều này buộc bạn phải ngồi thẳng lên; Kéo dãn các cơ thường xuyên bằng việc sử dụng một quả bóng tập gym; nâng chân lên phía dưới bàn thay vì để chân không hoạt động.Mời độc giả xem video:Chiều cao của người Việt vươn lên top 4 khu vực Đông Nam Á. Nguồn: VTV24.
Ngồi lâu làm tăng vòng hai: Di chuyển giúp các cơ giải phóng ra các phân tử như lipoprotein lipase - những phân tử giúp tiêu hóa lượng chất béo và đường ăn vào. Nếu ngồi lâu một chỗ sự giải phóng phân tử này sẽ ít hơn làm tăng kích thước cơ thể, đặc biệt là vòng hai.
Ngồi lâu làm cột sống uốn éo: Phần cột sống của cơ thể người có hình chữ S, tuy nhiên ngồi máy tính nhiều cột sống sẽ cong vẹo dần theo hình chữ C. Dần dần gây biến đổi ngoại hình theo hướng tiêu cực như vai không cân bằng, lệch hông...
Ngồi lâu gây hội chứng "mất chân": Thuật ngữ "không dùng thì mất" (use it or lose it) được sử dụng để nói về việc ngồi một chỗ trong khoảng thời gian dài. Việc ngồi quá nhiều và không hoạt động dẫn đến tuần hoàn kém, sưng tấy, xương yếu, giãn tĩnh mạch và đôi khi còn có một số trường hợp nặng hơn, có thể dẫn đến chứng loãng xương.
Ngồi lâu gây ung thư: Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những phụ nữ ngồi yên một chỗ 6 tiếng trở lên sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư lên 10%.
Làm căng thẳng đầu óc: Các nghiên cứu cho thấy ngồi lâu có thể dẫn đến trầm cảm, cô lập xã hội, mất ngủ và sức khỏe tổng thể kém.
Phá hủy cơ bắp: Cơ bắp giúp bạn di chuyển dễ dàng. Nhưng khi bạn ngồi yên hàng giờ sẽ khiến chúng bị suy yếu đi, đặc biệt là đôi chân. Áp lực liên tục đè nén ở phía sau chân cũng sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu và từ đó dần phá hủy cơ bắp của bạn.
Hội chứng “mất não”: Các chuyên gia đã khuyến cáo, ngồi quá lâu không chỉ khiến khối lượng não giảm đáng kể mà còn có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng ghi nhớ sự việc.
Hội chứng tư thế khổ sở: "Tư thế khổ sở" (poor posture) như ngồi trượt người xuống ghế, đứng ngửa ra sau, gục mặt xuống bàn - tất cả những điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như: mất cân bằng cơ bắp, cong vẹo cột sống và tăng cân.
Rút cạn năng lượng: Một vấn đề khác sẽ đến với cơ thể nếu bạn ngồi quá lâu đó là làm cạn kiệt năng lượng khiến cơ thể mệt mỏi rã rời.
Rút ngắn tuổi thọ: Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn có thói quen vận động cơ thể sau 3 tiếng ngồi lâu có thể tăng tuổi thọ lên đến hai tháng.
Nếu công việc bắt buộc bạn phải ngồi nhiều, bạn hãy tận dụng các cách để tăng cường vận động: Leo cầu thang và đi bộ bất cứ khi nào có thể, để khởi động nhịp tim và tuần hoàn máu...
Ngoài ra, hãy dùng ghế không có tay vịn, vì điều này buộc bạn phải ngồi thẳng lên; Kéo dãn các cơ thường xuyên bằng việc sử dụng một quả bóng tập gym; nâng chân lên phía dưới bàn thay vì để chân không hoạt động.
Mời độc giả xem video:Chiều cao của người Việt vươn lên top 4 khu vực Đông Nam Á. Nguồn: VTV24.