Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, ruột gừng có vị hơi hăng, tính ấm, có tác dụng giúp cơ thể bài tiết mồ hôi, giải uất, giảm nôn, khử trùng.Trong khi đó, vỏ gừng tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng. Theo cách này, vỏ và ruột gừng là một cặp âm dương hài hòa. Người dùng nhất định phải nắm được bản chất trên để quyết định khi nào ăn gừng bỏ vỏ. Nếu không, dùng sai cách còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.Một trong những đối tượng ăn gừng phải bỏ vỏ là người tỳ vị hư nhược.Nếu vừa ăn các thực phẩm lạnh như dưa hấu, hoa quả, bạn cũng nên gọt vỏ gừng để cân bằng.Khi bị cảm lạnh nên ăn gừng bỏ vỏ, tốt nhất nên dùng dao gọt rồi mới chế biến để tận dụng tác dụng giải cảm.Trái lại, những người bị phù thũng ăn gừng không nên gọt vỏ mới tận dụng được vai trò lợi tiểu.Người bị táo bón, hôi miệng cũng cần giữ lại vỏ khi ăn.Bên cạnh đó Trung y cũng chỉ ra rằng, bản chất cơ thể người cũng là mối đồng nhất, âm dương hài hòa. Ban ngày được xem là thời điểm khí dương cực vượng, thích hợp cho các vận động. Sử dụng các loại thực phẩm có tính ấm như gừng rất tốt.Trái lại, ban đêm âm khí mạnh dần, tiêu thụ quá nhiều đồ ăn có tính ấm ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, quá trình đồng hóa của cơ thể. Bằng cách này, ăn gừng ban đêm được ví không khác gì “đầu độc” cơ thể.Các đối tượng âm hư hỏa vượng, viêm phổi, mắc chứng lao phổi, viêm loét dạ dày, viêm thận, đái tháo đường, trĩ, mọc nhiều mụn nhọt không thích hợp dùng gừng trong thời gian dài.Đáng lưu ý từ góc độ điều trị, nước gừng chỉ thích hợp cho cảm lạnh hoặc phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi đi mưa. Không sử dụng gừng để chữa người bị say nắng, say nóng, sốt cao, đau dạ dày, đại tràng và các loại nôn khác cũng không phù hợp để sử dụng.Mời độc giả xem video: Xử lý nghiêm quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật. Nguồn: VTV1.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, ruột gừng có vị hơi hăng, tính ấm, có tác dụng giúp cơ thể bài tiết mồ hôi, giải uất, giảm nôn, khử trùng.
Trong khi đó, vỏ gừng tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng. Theo cách này, vỏ và ruột gừng là một cặp âm dương hài hòa. Người dùng nhất định phải nắm được bản chất trên để quyết định khi nào ăn gừng bỏ vỏ. Nếu không, dùng sai cách còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Một trong những đối tượng ăn gừng phải bỏ vỏ là người tỳ vị hư nhược.
Nếu vừa ăn các thực phẩm lạnh như dưa hấu, hoa quả, bạn cũng nên gọt vỏ gừng để cân bằng.
Khi bị cảm lạnh nên ăn gừng bỏ vỏ, tốt nhất nên dùng dao gọt rồi mới chế biến để tận dụng tác dụng giải cảm.
Trái lại, những người bị phù thũng ăn gừng không nên gọt vỏ mới tận dụng được vai trò lợi tiểu.
Người bị táo bón, hôi miệng cũng cần giữ lại vỏ khi ăn.
Bên cạnh đó Trung y cũng chỉ ra rằng, bản chất cơ thể người cũng là mối đồng nhất, âm dương hài hòa. Ban ngày được xem là thời điểm khí dương cực vượng, thích hợp cho các vận động. Sử dụng các loại thực phẩm có tính ấm như gừng rất tốt.
Trái lại, ban đêm âm khí mạnh dần, tiêu thụ quá nhiều đồ ăn có tính ấm ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, quá trình đồng hóa của cơ thể. Bằng cách này, ăn gừng ban đêm được ví không khác gì “đầu độc” cơ thể.
Các đối tượng âm hư hỏa vượng, viêm phổi, mắc chứng lao phổi, viêm loét dạ dày, viêm thận, đái tháo đường, trĩ, mọc nhiều mụn nhọt không thích hợp dùng gừng trong thời gian dài.
Đáng lưu ý từ góc độ điều trị, nước gừng chỉ thích hợp cho cảm lạnh hoặc phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi đi mưa. Không sử dụng gừng để chữa người bị say nắng, say nóng, sốt cao, đau dạ dày, đại tràng và các loại nôn khác cũng không phù hợp để sử dụng.
Mời độc giả xem video: Xử lý nghiêm quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật. Nguồn: VTV1.