Theo Al Jazeera, tỷ lệ sinh đôi trung bình trên toàn cầu là khoảng 12 trên 1.000 ca sinh, nhưng ở " thủ đô sinh đôi của thế giới" Igbo-Ora, con số này gần 50 trên 1.000. (Nguồn ảnh: AJ, Life)“Hầu như không có gia đình nào ở Igbo-Ora không có anh em sinh đôi”, Vua Yoruba Oba Kehinde Gbadewole Olugbenle, người cũng có anh em sinh đôi, cho biết.Văn hóa Yoruba tôn vinh những đứa trẻ sinh đôi và tên của chúng theo truyền thống được đặt cố định – Taiwo có nghĩa là “người nếm trải thế giới” đối với đứa con cả, và Kehinde có nghĩa là “người đến sau” đối với đứa con thứ hai.Nhiều người dân cho rằng nguyên nhân nơi này có tỷ lệ sinh đôi cao như vậy là do chế độ ăn uống, đặc biệt là súp lá đậu bắp hoặc súp ilasa với khoai mỡ và amala (bột sắn).Tuy nhiên, các chuyên gia về khả năng sinh sản – và một số cư dân – tỏ ra hoài nghi, cho rằng không có bằng chứng nào chứng minh mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và tỷ lệ sinh đôi cao.Các nhà khoa học đang tìm hiểu các yếu tố di truyền và cách mà địa vị văn hóa đặc biệt của cặp song sinh có thể khiến họ có nhiều khả năng tìm được bạn đời và có con hơn.Dù lý do là gì thì mọi người trong thị trấn đều đồng ý rằng việc có nhiều cặp song sinh là một điều may mắn. Suliat Mobolaji đã sinh đôi cách đây tám tháng và cho biết gia đình đã nhận được rất nhiều quà kể từ đó.Taiwo Ojewale, trợ lý nghiên cứu chuyên về văn hóa Yoruba tại Đại học Ibadan, cho biết việc tôn vinh cặp song sinh "bắt nguồn từ tín ngưỡng tôn giáo truyền thống".Ông giải thích rằng trẻ sinh đôi được coi là món quà từ vị thần tối cao Olodumare, và lịch sử truyền miệng của người Igbo-Ora mô tả chúng như một phần thưởng sau một loạt thảm họa xảy ra với cộng đồng.Một lễ hội tôn vinh các cặp song sinh tại thị trấn này đã diễn ra vừa qua. Những người tổ chức lễ hội – cũng là cặp song sinh – cho biết cuối cùng họ muốn lập kỷ lục thế giới về cuộc tụ họp đông nhất của các cặp song sinh trên hành tinh.>>> Mời độc giả xem thêm video: Cặp chị em sinh đôi luôn mặc trang phục giống nhau suốt hai thập kỷ
Theo Al Jazeera, tỷ lệ sinh đôi trung bình trên toàn cầu là khoảng 12 trên 1.000 ca sinh, nhưng ở " thủ đô sinh đôi của thế giới" Igbo-Ora, con số này gần 50 trên 1.000. (Nguồn ảnh: AJ, Life)
“Hầu như không có gia đình nào ở Igbo-Ora không có anh em sinh đôi”, Vua Yoruba Oba Kehinde Gbadewole Olugbenle, người cũng có anh em sinh đôi, cho biết.
Văn hóa Yoruba tôn vinh những đứa trẻ sinh đôi và tên của chúng theo truyền thống được đặt cố định – Taiwo có nghĩa là “người nếm trải thế giới” đối với đứa con cả, và Kehinde có nghĩa là “người đến sau” đối với đứa con thứ hai.
Nhiều người dân cho rằng nguyên nhân nơi này có tỷ lệ sinh đôi cao như vậy là do chế độ ăn uống, đặc biệt là súp lá đậu bắp hoặc súp ilasa với khoai mỡ và amala (bột sắn).
Tuy nhiên, các chuyên gia về khả năng sinh sản – và một số cư dân – tỏ ra hoài nghi, cho rằng không có bằng chứng nào chứng minh mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và tỷ lệ sinh đôi cao.
Các nhà khoa học đang tìm hiểu các yếu tố di truyền và cách mà địa vị văn hóa đặc biệt của cặp song sinh có thể khiến họ có nhiều khả năng tìm được bạn đời và có con hơn.
Dù lý do là gì thì mọi người trong thị trấn đều đồng ý rằng việc có nhiều cặp song sinh là một điều may mắn. Suliat Mobolaji đã sinh đôi cách đây tám tháng và cho biết gia đình đã nhận được rất nhiều quà kể từ đó.
Taiwo Ojewale, trợ lý nghiên cứu chuyên về văn hóa Yoruba tại Đại học Ibadan, cho biết việc tôn vinh cặp song sinh "bắt nguồn từ tín ngưỡng tôn giáo truyền thống".
Ông giải thích rằng trẻ sinh đôi được coi là món quà từ vị thần tối cao Olodumare, và lịch sử truyền miệng của người Igbo-Ora mô tả chúng như một phần thưởng sau một loạt thảm họa xảy ra với cộng đồng.
Một lễ hội tôn vinh các cặp song sinh tại thị trấn này đã diễn ra vừa qua. Những người tổ chức lễ hội – cũng là cặp song sinh – cho biết cuối cùng họ muốn lập kỷ lục thế giới về cuộc tụ họp đông nhất của các cặp song sinh trên hành tinh.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Cặp chị em sinh đôi luôn mặc trang phục giống nhau suốt hai thập kỷ