Bánh Trung thu truyền thống của Việt Nam có hai loại cơ bản là bánh nướng và bánh dẻo, khuôn hình tròn hoặc vuông, với lớp vỏ mỏng bao bọc phần nhân dày dặn, đầy ắp các nguyên liệu từ mặn cho đến ngọt. Ảnh: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thịNhững chiếc bánh Trung thu Việt Nam thời nay vẫn giữ hình dáng tròn trịa truyền thống, chỉ riêng nhân bánh là đã được sáng tạo hơn rất nhiều. Ảnh @delicieuxbakeryNgoài hình tròn ra thì bánh Trung thu ở Việt Nam còn được làm sáng tạo dưới hình chú lợn hay cá chép rất đẹp. Ảnh: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thịLà cái nôi của bánh Trung thu, Trung Quốc sở hữu vô vàn loại bánh với hương vị khác nhau. Bánh trung thu Trung Quốc thường có hình tròn, tượng trưng cho sự đoàn viên và được trang trí cầu kỳ. Nhân bánh phổ biến bao gồm đậu xanh, hạt sen, trứng muối, thịt xông khói...Ảnh: Z NewsỞ Trung Quốc, nhiều người làm bánh còn cho thêm nước ép trái cây vào lớp vỏ để thêm phần màu sắc và hương vị thơm ngon hơn. Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn, mỗi vùng miền có các kiểu bánh khác nhau nên bánh Trung thu cũng rất đa dạng về hình dáng, màu sắc, thành phần nguyên liệu. Ảnh: Z NewsTết Trung thu của Hàn Quốc còn được gọi là Tết Chuseok (tạ ơn). Vào ngày này, những người ở xa sẽ trở về đoàn tụ gia đình và tổ chức ăn Trung thu rất lớn. Bánh Trung thu ở Hàn Quốc có tên là songpyeon, loại bánh gạo được nặn thành hình bán nguyệt với nhiều màu sắc bắt mắt. Ảnh: @brian.rmSự đặc biệt của bánh Trung thu Hàn Quốc nằm ở hình dáng của nó - không phải hình tròn để cầu mong sự viên mãn như ở các nước khác. Theo người Hàn Quốc, trăng phải có lúc tròn lúc khuyết, cũng như cuộc sống không phải lúc nào cũng trọn vẹn, phải luôn cố gắng để đạt được sự đủ đầy đó. Ảnh: @morakmorak_Tsukimi dango là loại bánh truyền thống của Nhật Bản thường được ăn vào ngày Tết Trung thu. Trung thu của người Nhật một năm được tổ chức hai lần. Lần thứ nhất chính là lễ Zyuyoga vào ngày 15/8 âm lịch, lần thứ 2 sau đó 1 tháng, ngày 13/9 âm lịch. Dango làm từ bột gạo, tương tự bánh mochi nổi tiếng. Ảnh: Yuni_sweetsỞ Singapore phong tục đón Trung thu có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, bánh Trung thu truyền thống cũng có hình dáng và mùi vị khá giống. Điểm khác biệt rõ nhất là họ chuộng bánh dẻo hơn vì nó vị thanh, ít dầu mỡ. Bánh dẻo nhân sầu riêng rất được ưa chuộng ở đây. Ảnh: vian.bBánh Trung thu của Philippines rất phong phú, loại bánh đặc biệt nhất có tên gọi hopia. Nhân bánh hopia phổ biến là đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ, khoai lang tím, sầu riêng hoặc thịt lợn. Loại bánh nướng này có lớp vỏ mỏng, xốp giòn. Ảnh: whattoeatphBánh Trung thu truyền thống ở Malaysia cũng có nhiều nét tương đồng với bánh Trung thu Việt Nam, cái khác chính là vỏ bánh được làm nhiều kiểu hoa văn đầy sáng tạo. Bánh có nhiều loại nhân như sầu riêng, trà xanh, tiramisu,...Ảnh: Bách hoá XanhXem video: Hương vị ngày Tết Trung thu thập niên 70. Nguồn VTV24
Bánh Trung thu truyền thống của Việt Nam có hai loại cơ bản là bánh nướng và bánh dẻo, khuôn hình tròn hoặc vuông, với lớp vỏ mỏng bao bọc phần nhân dày dặn, đầy ắp các nguyên liệu từ mặn cho đến ngọt. Ảnh: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị
Những chiếc bánh Trung thu Việt Nam thời nay vẫn giữ hình dáng tròn trịa truyền thống, chỉ riêng nhân bánh là đã được sáng tạo hơn rất nhiều. Ảnh @delicieuxbakery
Ngoài hình tròn ra thì bánh Trung thu ở Việt Nam còn được làm sáng tạo dưới hình chú lợn hay cá chép rất đẹp. Ảnh: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị
Là cái nôi của bánh Trung thu, Trung Quốc sở hữu vô vàn loại bánh với hương vị khác nhau. Bánh trung thu Trung Quốc thường có hình tròn, tượng trưng cho sự đoàn viên và được trang trí cầu kỳ. Nhân bánh phổ biến bao gồm đậu xanh, hạt sen, trứng muối, thịt xông khói...Ảnh: Z News
Ở Trung Quốc, nhiều người làm bánh còn cho thêm nước ép trái cây vào lớp vỏ để thêm phần màu sắc và hương vị thơm ngon hơn. Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn, mỗi vùng miền có các kiểu bánh khác nhau nên bánh Trung thu cũng rất đa dạng về hình dáng, màu sắc, thành phần nguyên liệu. Ảnh: Z News
Tết Trung thu của Hàn Quốc còn được gọi là Tết Chuseok (tạ ơn). Vào ngày này, những người ở xa sẽ trở về đoàn tụ gia đình và tổ chức ăn Trung thu rất lớn. Bánh Trung thu ở Hàn Quốc có tên là songpyeon, loại bánh gạo được nặn thành hình bán nguyệt với nhiều màu sắc bắt mắt. Ảnh: @brian.rm
Sự đặc biệt của bánh Trung thu Hàn Quốc nằm ở hình dáng của nó - không phải hình tròn để cầu mong sự viên mãn như ở các nước khác. Theo người Hàn Quốc, trăng phải có lúc tròn lúc khuyết, cũng như cuộc sống không phải lúc nào cũng trọn vẹn, phải luôn cố gắng để đạt được sự đủ đầy đó. Ảnh: @morakmorak_
Tsukimi dango là loại bánh truyền thống của Nhật Bản thường được ăn vào ngày Tết Trung thu. Trung thu của người Nhật một năm được tổ chức hai lần. Lần thứ nhất chính là lễ Zyuyoga vào ngày 15/8 âm lịch, lần thứ 2 sau đó 1 tháng, ngày 13/9 âm lịch. Dango làm từ bột gạo, tương tự bánh mochi nổi tiếng. Ảnh: Yuni_sweets
Ở Singapore phong tục đón Trung thu có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, bánh Trung thu truyền thống cũng có hình dáng và mùi vị khá giống. Điểm khác biệt rõ nhất là họ chuộng bánh dẻo hơn vì nó vị thanh, ít dầu mỡ. Bánh dẻo nhân sầu riêng rất được ưa chuộng ở đây. Ảnh: vian.b
Bánh Trung thu của Philippines rất phong phú, loại bánh đặc biệt nhất có tên gọi hopia. Nhân bánh hopia phổ biến là đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ, khoai lang tím, sầu riêng hoặc thịt lợn. Loại bánh nướng này có lớp vỏ mỏng, xốp giòn. Ảnh: whattoeatph
Bánh Trung thu truyền thống ở Malaysia cũng có nhiều nét tương đồng với bánh Trung thu Việt Nam, cái khác chính là vỏ bánh được làm nhiều kiểu hoa văn đầy sáng tạo. Bánh có nhiều loại nhân như sầu riêng, trà xanh, tiramisu,...Ảnh: Bách hoá Xanh