Kết quả điều tra của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) về tác hại nếu nuốt phải kem chống nắng cho thấy kem chống nắng dạng xịt tuy an toàn cho da nhưng không hề an toàn cho đường hô hấp. Với công thức chứa nhiều cồn, những chai xịt chống nắng dễ làm phổi bị kích ứng, chưa kể đến các thành phần trong kem chống nắng có thể ngấm vào máu. Nguy cơ này là rất cao đối với kem chống nắng hóa học với cơ chế hấp thu tia UV bằng các thành phần hóa học như like oxybenzone và avobenzone.Kem chống nắng còn có chứa những chất khóa như titanium dioxide và zinc oxide để ngăn không cho ánh mặt trời gây hại cho da. Ở kem chống nắng dạng xịt, những chất khóa này tồn tại ở thể tích lớn hơn nên ít gây nguy hiểm hơn nhưng vẫn là một chất bị cấm ở châu Âu. Tác hại do kem chống nắng dạng xịt còn do dùng không đúng cách. Khi dùng chai xịt chống nắng, chúng ta dễ bỏ quên một số vùng da hơn so với dùng tay để bôi kem chống nắng lên người. Hơn nữa, sản phẩm chống nắng này có thể không phủ được lên da một lớp đủ dày để bảo vệ. Vì vậy, cho dù đang dùng kem chống nắng SPF70 thì hiệu quả trên da cũng chưa chắc được như vậy. Với tất cả những lý do trên, không có nghĩa là chúng ta phải hoàn toàn từ bỏ kem chống nắng dạng xịt vì nó quá tiện lợi. Để bảo đảm hiệu quả bảo vệ cho làn da, chỉ cần lưu ý xịt kem chống nắng cẩn thận và không xịt trước gió để tránh bay vào mặt, mắt, mũi , miệng. Nếu thật sự là một người siêng năng, hãy xịt kem chống nắng ra tay trước rồi bôi lên mặc và cổ. Điều cuối cùng cần nhớ là dù bạn có không thích kem chống nắng dạng xịt bao nhiêu đi nữa thì dù sao có dùng vẫn hơn là để da mộc không được bảo vệ dưới ánh nắng.
Kết quả điều tra của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) về tác hại nếu nuốt phải kem chống nắng cho thấy kem chống nắng dạng xịt tuy an toàn cho da nhưng không hề an toàn cho đường hô hấp.
Với công thức chứa nhiều cồn, những chai xịt chống nắng dễ làm phổi bị kích ứng, chưa kể đến các thành phần trong kem chống nắng có thể ngấm vào máu. Nguy cơ này là rất cao đối với kem chống nắng hóa học với cơ chế hấp thu tia UV bằng các thành phần hóa học như like oxybenzone và avobenzone.
Kem chống nắng còn có chứa những chất khóa như titanium dioxide và zinc oxide để ngăn không cho ánh mặt trời gây hại cho da. Ở kem chống nắng dạng xịt, những chất khóa này tồn tại ở thể tích lớn hơn nên ít gây nguy hiểm hơn nhưng vẫn là một chất bị cấm ở châu Âu.
Tác hại do kem chống nắng dạng xịt còn do dùng không đúng cách. Khi dùng chai xịt chống nắng, chúng ta dễ bỏ quên một số vùng da hơn so với dùng tay để bôi kem chống nắng lên người. Hơn nữa, sản phẩm chống nắng này có thể không phủ được lên da một lớp đủ dày để bảo vệ. Vì vậy, cho dù đang dùng kem chống nắng SPF70 thì hiệu quả trên da cũng chưa chắc được như vậy.
Với tất cả những lý do trên, không có nghĩa là chúng ta phải hoàn toàn từ bỏ kem chống nắng dạng xịt vì nó quá tiện lợi. Để bảo đảm hiệu quả bảo vệ cho làn da, chỉ cần lưu ý xịt kem chống nắng cẩn thận và không xịt trước gió để tránh bay vào mặt, mắt, mũi , miệng.
Nếu thật sự là một người siêng năng, hãy xịt kem chống nắng ra tay trước rồi bôi lên mặc và cổ. Điều cuối cùng cần nhớ là dù bạn có không thích kem chống nắng dạng xịt bao nhiêu đi nữa thì dù sao có dùng vẫn hơn là để da mộc không được bảo vệ dưới ánh nắng.