Các bà mẹ thường được khuyến cáo tẩy giun cho trẻ từ 2 tuổi, với định kỳ 6 tháng một lần. Tuy nhiên nhiều bác sĩ cho rằng thực tế không cần phải áp dụng nhất nhất như vậy. Nghĩa là không phải tất cả trẻ ngoài 24 tháng đều bắt buộc tẩy giun.Hiện tại, nhiều em bé sống ở thành phố, nhà cao tầng sạch sẽ, điều kiện vệ sinh tốt, hầu như ít bị nhiễm giun. Bởi vậy, việc tẩy giun 6 tháng/lần có thể chỉ áp dụng cho những bé hay tiếp xúc với đất cát, điều kiện vệ sinh kém hoặc khi bố mẹ có bằng chứng xác thực về việc bé đã bị nhiễm giun.Việc tẩy giun chỉ nên được tiến hành khi trẻ có các yếu tố nguy cơ hoặc các dấu hiệu tình nghi là nhiễm giun và trẻ đã được thực hiện xét nghiệm phân sau đó. Bố mẹ không nên tự tiện tẩy giun cho con.Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun. Tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun thì có thể tẩy sớm hơn.Bé một tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp và được sự hướng dẫn tư vấn của bác sĩ.Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang nhiễm giun rất dễ nhận thấy như: Trẻ có nhiều giun đũa thì thường đau khi đói. Trẻ có thể nôn trớ, biểu hiện lợm giọng buồn nôn lúc buổi sáng ngủ dậy. Một số trẻ có thể bị đi tướt. Khi có quá nhiều giun, có thể thấy nôn hoặc đi ngoài ra giun.Nếu bị nhiễm giun kim bé có thêm biểu hiện ngứa hậu môn, hậu môn có thể bị viêm đỏ, bé gái có thể bị viêm âm đạo.Trẻ bị nhiễm giun còn có biểu hiện thiếu máu, da dẻ xanh xao, kém ngủ, đêm ngủ hay trằn trọc, có thể hay nằm sấp, kém tập trung chú ý.Để tránh trẻ bị nhiễm giun, phụ huynh chú ý môi trường sạch sẽ, không cho trẻ tiếp xúc với đất cát, không để trẻ mút hay ngậm tay.Lưu ý rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Đồ chơi dành cho trẻ nếu rửa được cũng nên vệ sinh thường xuyên.
Các bà mẹ thường được khuyến cáo tẩy giun cho trẻ từ 2 tuổi, với định kỳ 6 tháng một lần. Tuy nhiên nhiều bác sĩ cho rằng thực tế không cần phải áp dụng nhất nhất như vậy. Nghĩa là không phải tất cả trẻ ngoài 24 tháng đều bắt buộc tẩy giun.
Hiện tại, nhiều em bé sống ở thành phố, nhà cao tầng sạch sẽ, điều kiện vệ sinh tốt, hầu như ít bị nhiễm giun. Bởi vậy, việc tẩy giun 6 tháng/lần có thể chỉ áp dụng cho những bé hay tiếp xúc với đất cát, điều kiện vệ sinh kém hoặc khi bố mẹ có bằng chứng xác thực về việc bé đã bị nhiễm giun.
Việc tẩy giun chỉ nên được tiến hành khi trẻ có các yếu tố nguy cơ hoặc các dấu hiệu tình nghi là nhiễm giun và trẻ đã được thực hiện xét nghiệm phân sau đó. Bố mẹ không nên tự tiện tẩy giun cho con.
Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun. Tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun thì có thể tẩy sớm hơn.
Bé một tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp và được sự hướng dẫn tư vấn của bác sĩ.
Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang nhiễm giun rất dễ nhận thấy như: Trẻ có nhiều giun đũa thì thường đau khi đói. Trẻ có thể nôn trớ, biểu hiện lợm giọng buồn nôn lúc buổi sáng ngủ dậy. Một số trẻ có thể bị đi tướt. Khi có quá nhiều giun, có thể thấy nôn hoặc đi ngoài ra giun.
Nếu bị nhiễm giun kim bé có thêm biểu hiện ngứa hậu môn, hậu môn có thể bị viêm đỏ, bé gái có thể bị viêm âm đạo.
Trẻ bị nhiễm giun còn có biểu hiện thiếu máu, da dẻ xanh xao, kém ngủ, đêm ngủ hay trằn trọc, có thể hay nằm sấp, kém tập trung chú ý.
Để tránh trẻ bị nhiễm giun, phụ huynh chú ý môi trường sạch sẽ, không cho trẻ tiếp xúc với đất cát, không để trẻ mút hay ngậm tay.
Lưu ý rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Đồ chơi dành cho trẻ nếu rửa được cũng nên vệ sinh thường xuyên.