Hình ảnh Kim Phúc 9 tuổi vừa khóc vừa chạy sau cuộc tấn công bằng bom napalm năm 1972 đã được nhiếp ảnh gia Nick Út ghi lại và trở thành minh chứng sống cho sự tàn khốc của cuộc chiến tranh Việt Nam.Bà Phan Thị Kim Phúc, 52 tuổi - em bé trong bức ảnh nạn nhân bom napalm năm 1972 - biểu tượng sống cho sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam đã sống hơn 40 năm với những cơn đau mãn tính do bỏng bom Napalm hồi nhỏ.Sau hơn 40 năm sau che giấu những vết sẹo bỏng dưới ống tay áo dài, " Em bé Napalm" cuối cùng cũng có cơ hội điều trị những vết bỏng bằng laser với ước mong duy nhất là không còn phải chịu đựng đau đớn từ những vết sẹo năm xưa.Tiến sĩ Jill Waibel, bác sĩ da liễu chuyên chữa trị cho bệnh nhân bỏng bằng phương pháp laser đang tiến hành áp dụng tia laser vào khu vực bị sẹo bỏng của bà Kim Phúc để giảm đau. Thủ thuật này nhằm tạo ra các lỗ nhỏ trong da, cho phép da hấp thụ thuốc bôi, kích thích collagen mới hình thành để lấp đầy sẹo.Bác sĩ Waibel cho rằng bà Phúc sẽ cần đến 7 đợt điều trị trong vòng 8-9 tháng tới, mỗi lần tiêu tốn từ 1.500 đến 2.000 USD. Waibel sẵn sàng thực hiện miễn phí cho "em bé" năm xưa.Nhiếp ảnh gia Nick Út chụp chung với bà Kim Phúc sau 40 năm chụp bức ảnh "Em bé Napalm".Vài tuần sau đợt điều trị ban đầu, Kim Phúc cho biết vết sẹo của bà đã đỏ, căng và ngứa, nhưng vẫn muốn tiếp tục điều trị. "Có lẽ phải mất một năm. Nhưng tôi thực sự vui mừng và biết ơn", bà nói.Theo bác sĩ Waibel, Phúc bị bỏng nặng hơn 1/3 cơ thể. Tại thời điểm đó, phần lớn những người bị thương như vậy đã chết. “Vết bỏng phá hủy làn da của cô bé qua lớp collagen và để lại những vết sẹo dày gấp 4 lần so với lớp da thường”, bác sĩ nói.Bà Phúc đang ngắm tấm ảnh bà ôm con trai đầu lòng. Bên cạnh là bức hình nổi tiếng "Em bé Napalm".
Hình ảnh Kim Phúc 9 tuổi vừa khóc vừa chạy sau cuộc tấn công bằng bom napalm năm 1972 đã được nhiếp ảnh gia Nick Út ghi lại và trở thành minh chứng sống cho sự tàn khốc của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Bà Phan Thị Kim Phúc, 52 tuổi - em bé trong bức ảnh nạn nhân bom napalm năm 1972 - biểu tượng sống cho sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam đã sống hơn 40 năm với những cơn đau mãn tính do bỏng bom Napalm hồi nhỏ.
Sau hơn 40 năm sau che giấu những vết sẹo bỏng dưới ống tay áo dài, " Em bé Napalm" cuối cùng cũng có cơ hội điều trị những vết bỏng bằng laser với ước mong duy nhất là không còn phải chịu đựng đau đớn từ những vết sẹo năm xưa.
Tiến sĩ Jill Waibel, bác sĩ da liễu chuyên chữa trị cho bệnh nhân bỏng bằng phương pháp laser đang tiến hành áp dụng tia laser vào khu vực bị sẹo bỏng của bà Kim Phúc để giảm đau. Thủ thuật này nhằm tạo ra các lỗ nhỏ trong da, cho phép da hấp thụ thuốc bôi, kích thích collagen mới hình thành để lấp đầy sẹo.
Bác sĩ Waibel cho rằng bà Phúc sẽ cần đến 7 đợt điều trị trong vòng 8-9 tháng tới, mỗi lần tiêu tốn từ 1.500 đến 2.000 USD. Waibel sẵn sàng thực hiện miễn phí cho "em bé" năm xưa.
Nhiếp ảnh gia Nick Út chụp chung với bà Kim Phúc sau 40 năm chụp bức ảnh "Em bé Napalm".
Vài tuần sau đợt điều trị ban đầu, Kim Phúc cho biết vết sẹo của bà đã đỏ, căng và ngứa, nhưng vẫn muốn tiếp tục điều trị. "Có lẽ phải mất một năm. Nhưng tôi thực sự vui mừng và biết ơn", bà nói.
Theo bác sĩ Waibel, Phúc bị bỏng nặng hơn 1/3 cơ thể. Tại thời điểm đó, phần lớn những người bị thương như vậy đã chết. “Vết bỏng phá hủy làn da của cô bé qua lớp collagen và để lại những vết sẹo dày gấp 4 lần so với lớp da thường”, bác sĩ nói.
Bà Phúc đang ngắm tấm ảnh bà ôm con trai đầu lòng. Bên cạnh là bức hình nổi tiếng "Em bé Napalm".