Khi được hỏi rằng: “Sống gần như tách biệt với thế giới bên ngoài suốt hơn 50 năm trong hang đá, liệu có lúc nào hai cụ cảm thấy buồn và cô đơn không”, thì cụ ông nhìn cụ bà trìu mến rồi lấy tay vén tóc cho cụ bà và nói: “Chúng tôi chẳng lúc nào cảm thấy cô đơn vì luôn được ở bên nhau”. Đó là câu chuyện cảm động và vô cùng đặc biệt của vợ chồng cụ ông Lương Tự Phó (81 tuổi) và cụ bà Lý Tố Anh (77 tuổi) ở Trung Quốc.Để đến được hang đá nơi hai cụ sinh sống phải vượt qua một quãng đường núi cheo leo, hiểm trở. Hang đá rộng lớn ít người biết đến này nằm ở gần một ngôi đền trong khe núi tại xã Lâm Giang, khu Gia Lăng, thành phố Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên. Và đây cũng chính là mái nhà che mưa che nắng của vợ chồng cụ Lương trong suốt 54 năm qua.Vừa nhả khói thuốc từ chiếc tẩu được làm khéo léo từ một nhánh cây khô, cụ Lương kể, cách đây 57 năm, khi đó cụ còn là cán bộ của thôn. Cụ và cụ Lý đã quen biết nhau qua sự giới thiệu mối mai của một người bà con. Sau vài lần gặp gỡ, hai cụ dần cảm mến nhau và sau đó thì nên duyên vợ chồng. Sau khi kết hôn, vì cuộc sống khó khăn trăm bề, hai bên gia đình lại đều nghèo khó nên dù chăm chỉ làm lụng đến mấy, hai vợ chồng cụ vẫn không thể xây nổi một căn nhà nhỏ làm chỗ trú mưa trú nắng, phải sống tạm bợ ở nhà tranh dột nát.Thương người vợ mới cưới và muốn thay đổi cuộc sống, cụ Lương đã quyết định đi tìm vùng đất mới để sinh sống. Và trong một lần tìm kiếm, cụ đã phát hiện ra hang đá rộng lớn này, và mặc dù nơi đây cách xa khu dân cư, nhưng cụ Lương vẫn quyết định đây chính là nơi hai vợ chồng cụ sẽ “sinh cơ lập nghiệp”.Vậy là 3 năm sau khi kết hôn, vợ chồng cụ Lương đã dắt díu nhau đến hang đá sinh sống. Khi đó nhiều người bảo hai cụ bị “khùng”, bởi nơi xóm làng rộng rãi không ở lại tìm vào hang đá tối tăm để sống. Nhưng bỏ qua mọi lời can ngăn, vợ chồng cụ Lương vẫn quyết sống trong hang đá. Ban đầu, vì không có tiền mua đồ sửa chữa cải tạo hang đá nên hai cụ sống tạm bợ.Sau đó, nhờ chăm chỉ trồng trọt, nuôi lợn gà tăng gia sản xuất nên cuộc sống của hai vợ chồng cụ cũng được cải thiện dần. Cho đến hiện tại thì tổ ấm của hai cụ đã trải qua 3 lần cải tạo và đã mang dáng dấp của một căn nhà ở với mô hình phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp và khu nuôi nhốt vật nuôi.Cụ Lương cho biết, trước kia ở hang đá này từng có một vài người hàng xóm nữa sinh sống, nhưng qua thời gian, họ không trụ được với cuộc sống có phần khắc nghiệt ở hang đá nên đã lần lượt chuyển đi, chỉ có vợ chồng cụ là vẫn kiên trì bám trụ. Các con của hai cụ khi trưởng thành cũng đã rời hang vào thành phố sinh sống, chỉ thi thoảng mới trở lại đây thăm bố mẹ.“Chỉ cần thỉnh thoảng chúng nó về thăm là hai thân già này mãn nguyện lắm rồi. Con gái cứ bảo chúng tôi ra thành phố ở với nó, nhưng chúng tôi quen với nơi này rồi, không thể xa được”, cụ Lý móm mém nói khi được hỏi liệu vợ chồng cụ có ý định rời nơi đây hay không. Cụ cũng cho biết cách đây nhiều năm, chính quyền địa phương cũng ngỏ ý muốn giúp hai cụ chuyển đến nơi khác sinh sống, nhưng hai cụ đã từ chối, bởi với hai cụ “không có gì thoải mái bằng khi được sống ở ngôi nhà trong hang đá, và điều quan trọng là được sống vui vẻ bên nhau”.
Khi được hỏi rằng: “Sống gần như tách biệt với thế giới bên ngoài suốt hơn 50 năm trong hang đá, liệu có lúc nào hai cụ cảm thấy buồn và cô đơn không”, thì cụ ông nhìn cụ bà trìu mến rồi lấy tay vén tóc cho cụ bà và nói: “Chúng tôi chẳng lúc nào cảm thấy cô đơn vì luôn được ở bên nhau”. Đó là câu chuyện cảm động và vô cùng đặc biệt của vợ chồng cụ ông Lương Tự Phó (81 tuổi) và cụ bà Lý Tố Anh (77 tuổi) ở Trung Quốc.
Để đến được hang đá nơi hai cụ sinh sống phải vượt qua một quãng đường núi cheo leo, hiểm trở. Hang đá rộng lớn ít người biết đến này nằm ở gần một ngôi đền trong khe núi tại xã Lâm Giang, khu Gia Lăng, thành phố Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên. Và đây cũng chính là mái nhà che mưa che nắng của vợ chồng cụ Lương trong suốt 54 năm qua.
Vừa nhả khói thuốc từ chiếc tẩu được làm khéo léo từ một nhánh cây khô, cụ Lương kể, cách đây 57 năm, khi đó cụ còn là cán bộ của thôn. Cụ và cụ Lý đã quen biết nhau qua sự giới thiệu mối mai của một người bà con. Sau vài lần gặp gỡ, hai cụ dần cảm mến nhau và sau đó thì nên duyên vợ chồng. Sau khi kết hôn, vì cuộc sống khó khăn trăm bề, hai bên gia đình lại đều nghèo khó nên dù chăm chỉ làm lụng đến mấy, hai vợ chồng cụ vẫn không thể xây nổi một căn nhà nhỏ làm chỗ trú mưa trú nắng, phải sống tạm bợ ở nhà tranh dột nát.
Thương người vợ mới cưới và muốn thay đổi cuộc sống, cụ Lương đã quyết định đi tìm vùng đất mới để sinh sống. Và trong một lần tìm kiếm, cụ đã phát hiện ra hang đá rộng lớn này, và mặc dù nơi đây cách xa khu dân cư, nhưng cụ Lương vẫn quyết định đây chính là nơi hai vợ chồng cụ sẽ “sinh cơ lập nghiệp”.
Vậy là 3 năm sau khi kết hôn, vợ chồng cụ Lương đã dắt díu nhau đến hang đá sinh sống. Khi đó nhiều người bảo hai cụ bị “khùng”, bởi nơi xóm làng rộng rãi không ở lại tìm vào hang đá tối tăm để sống. Nhưng bỏ qua mọi lời can ngăn, vợ chồng cụ Lương vẫn quyết sống trong hang đá. Ban đầu, vì không có tiền mua đồ sửa chữa cải tạo hang đá nên hai cụ sống tạm bợ.
Sau đó, nhờ chăm chỉ trồng trọt, nuôi lợn gà tăng gia sản xuất nên cuộc sống của hai vợ chồng cụ cũng được cải thiện dần. Cho đến hiện tại thì tổ ấm của hai cụ đã trải qua 3 lần cải tạo và đã mang dáng dấp của một căn nhà ở với mô hình phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp và khu nuôi nhốt vật nuôi.
Cụ Lương cho biết, trước kia ở hang đá này từng có một vài người hàng xóm nữa sinh sống, nhưng qua thời gian, họ không trụ được với cuộc sống có phần khắc nghiệt ở hang đá nên đã lần lượt chuyển đi, chỉ có vợ chồng cụ là vẫn kiên trì bám trụ. Các con của hai cụ khi trưởng thành cũng đã rời hang vào thành phố sinh sống, chỉ thi thoảng mới trở lại đây thăm bố mẹ.
“Chỉ cần thỉnh thoảng chúng nó về thăm là hai thân già này mãn nguyện lắm rồi. Con gái cứ bảo chúng tôi ra thành phố ở với nó, nhưng chúng tôi quen với nơi này rồi, không thể xa được”, cụ Lý móm mém nói khi được hỏi liệu vợ chồng cụ có ý định rời nơi đây hay không. Cụ cũng cho biết cách đây nhiều năm, chính quyền địa phương cũng ngỏ ý muốn giúp hai cụ chuyển đến nơi khác sinh sống, nhưng hai cụ đã từ chối, bởi với hai cụ “không có gì thoải mái bằng khi được sống ở ngôi nhà trong hang đá, và điều quan trọng là được sống vui vẻ bên nhau”.