Casu Marzu là loại pho mát toàn giòi rất nổi tiếng tại Ý. Nó còn có tên gọi khác là Casu Modde, Casu Cundídu, Casu Fràzigu. (Ảnh minh họa)Casu Marzu thường được sản xuất vào cuối tháng 6. Thời điểm này, đàn cừu địa phương bước vào thời kỳ sinh sản, nguồn nguyên liệu rất phong phú.Quá trình chế biến, sữa cừu sẽ được làm nóng rồi đổ khuôn trong vòng 3 tuần để tạo khối. Khi thành hình, lớp vỏ sẽ được cắt ra, mời gọi ruồi đen piophila casei xâm nhập và đẻ trứng.Casu Marzu có nguồn gốc từ pho mát Pecorino. Tuy nhiên, Casu Marzu không phải pho mát lên men đơn thuần. Một miếng Casu Marzu đạt chuẩn phải ở giai đoạn thối rữa, đầy giòi ngoe nguẩy. Đôi khi, để rút ngắn quá trình sản xuất, ấu trùng ruồi sẽ được cấy trực tiếp vào pho mát nhằm thúc quá trình lên men, phá vỡ chất béo.Lúc này, kết cấu của pho mát sẽ trở nên mềm mịn, với một chất lỏng (gọi là lagrima) thấm ra ngoài. Thành phẩm chính là những con giòi có màu trắng mờ, dài khoảng 8mm.Với đặc trưng “dọa người” như vậy, năm 2009, Kỷ lục Guinness ghi nhận Casu Marzu là loại pho mát nguy hiểm nhất thế giới.Casu Marzu thường được ăn với bánh mì Sardinian (pane carasau). Những con giòi này liên tục ngọ nguậy và đây cũng là tiêu chí để đánh giá miếng pho mát có thể sử dụng được hay không.Thực tế, Casu Marzu chỉ được thưởng thức khi những chú giòi còn sống. Nếu chúng chết, pho mát bị xem là hỏng, không nên ăn vì sẽ mất vị ngon, chứa độc tố có hại cho sức khỏe.Những ấu trùng ruồi đen có sức “chiến đấu” rất mạnh. Chúng có thể bật nhảy cao tới 15cm. Vì lý do này, thực khách thường được khuyên che mặt khi ăn, tránh những chú giòi quấy rầy, bám lên mặt, mũi.Không những vậy, khi đi vào bao tử, những chú giòi không hẳn bị tiêu diệt. Các nhà khoa học cho biết, nồng độ axit trong dạ dày không đủ mạnh để tiêu diệt chúng hoàn toàn. Những con sống sót sẽ ở lại dạ dày, gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như viêm loét, đau bụng, nôn mửa, chóng mặt và tiêu chảy.Vì lý do an toàn thực phẩm, Casu Marza bị cấm ở châu Âu. Vậy nhưng, pho mát toàn giòi vẫn có thể tìm thấy ở Sardinia (Ý). Ở đây, món ăn được công nhận là một phần của di sản văn hóa, được phép bày bán, thưởng thức song không được xuất khẩu.Nhiều người tái mặt khi chứng kiến pho mát toàn giòi. Vậy nhưng, những người dân địa phương lại cảm thấy không gì thú vị hơn khi trải nghiệm cảm giác những chú giòi ngọ nguậy trong miệng.Họ cũng yêu thích cảm giác cay lưu lại nhiều giờ và hương vị mãnh liệt, gợi nhớ đến đồng cỏ Địa Trung Hải của Casu Marza. Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ... úp nồi | Đặc sản miền sông nước. (Nguồn video: THĐT)
Casu Marzu là loại pho mát toàn giòi rất nổi tiếng tại Ý. Nó còn có tên gọi khác là Casu Modde, Casu Cundídu, Casu Fràzigu. (Ảnh minh họa)
Casu Marzu thường được sản xuất vào cuối tháng 6. Thời điểm này, đàn cừu địa phương bước vào thời kỳ sinh sản, nguồn nguyên liệu rất phong phú.
Quá trình chế biến, sữa cừu sẽ được làm nóng rồi đổ khuôn trong vòng 3 tuần để tạo khối. Khi thành hình, lớp vỏ sẽ được cắt ra, mời gọi ruồi đen piophila casei xâm nhập và đẻ trứng.
Casu Marzu có nguồn gốc từ pho mát Pecorino. Tuy nhiên, Casu Marzu không phải pho mát lên men đơn thuần. Một miếng Casu Marzu đạt chuẩn phải ở giai đoạn thối rữa, đầy giòi ngoe nguẩy. Đôi khi, để rút ngắn quá trình sản xuất, ấu trùng ruồi sẽ được cấy trực tiếp vào pho mát nhằm thúc quá trình lên men, phá vỡ chất béo.
Lúc này, kết cấu của pho mát sẽ trở nên mềm mịn, với một chất lỏng (gọi là lagrima) thấm ra ngoài. Thành phẩm chính là những con giòi có màu trắng mờ, dài khoảng 8mm.
Với đặc trưng “dọa người” như vậy, năm 2009, Kỷ lục Guinness ghi nhận Casu Marzu là loại pho mát nguy hiểm nhất thế giới.
Casu Marzu thường được ăn với bánh mì Sardinian (pane carasau). Những con giòi này liên tục ngọ nguậy và đây cũng là tiêu chí để đánh giá miếng pho mát có thể sử dụng được hay không.
Thực tế, Casu Marzu chỉ được thưởng thức khi những chú giòi còn sống. Nếu chúng chết, pho mát bị xem là hỏng, không nên ăn vì sẽ mất vị ngon, chứa độc tố có hại cho sức khỏe.
Những ấu trùng ruồi đen có sức “chiến đấu” rất mạnh. Chúng có thể bật nhảy cao tới 15cm. Vì lý do này, thực khách thường được khuyên che mặt khi ăn, tránh những chú giòi quấy rầy, bám lên mặt, mũi.
Không những vậy, khi đi vào bao tử, những chú giòi không hẳn bị tiêu diệt. Các nhà khoa học cho biết, nồng độ axit trong dạ dày không đủ mạnh để tiêu diệt chúng hoàn toàn. Những con sống sót sẽ ở lại dạ dày, gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như viêm loét, đau bụng, nôn mửa, chóng mặt và tiêu chảy.
Vì lý do an toàn thực phẩm, Casu Marza bị cấm ở châu Âu. Vậy nhưng, pho mát toàn giòi vẫn có thể tìm thấy ở Sardinia (Ý). Ở đây, món ăn được công nhận là một phần của di sản văn hóa, được phép bày bán, thưởng thức song không được xuất khẩu.
Nhiều người tái mặt khi chứng kiến pho mát toàn giòi. Vậy nhưng, những người dân địa phương lại cảm thấy không gì thú vị hơn khi trải nghiệm cảm giác những chú giòi ngọ nguậy trong miệng.
Họ cũng yêu thích cảm giác cay lưu lại nhiều giờ và hương vị mãnh liệt, gợi nhớ đến đồng cỏ Địa Trung Hải của Casu Marza.
Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ... úp nồi | Đặc sản miền sông nước. (Nguồn video: THĐT)