Khi con trẻ sợ hãi một hoặc nhiều thứ gì đó, cha mẹ cần thông cảm và lắng nghe: Đối với con cái, cha mẹ luôn là người sửa chữa. Đôi khi cha mẹ cần phải chậm lại và lắng nghe xem con nói gì. Chúng ta đang quá bận rộn với việc tìm giải pháp mà quên mất rằng chúng ta đang không lắng nghe những suy nghĩ của con. Khi giúp con vượt qua nỗi sợ hãi, cha mẹ cần lắng nghe nhiều hơn nói. Khi lắng nghe và tỏ thái độ thông cảm với con, đó chính là lúc bạn cho con mình cơ hội để đối phó với sự sợ hãi. Ngược lại, nếu bạn tìm mọi cách giải quyết vấn đề mà không lắng nghe hoặc chỉ đơn giản nói với con rằng “đừng sợ” hay “đừng lo” nghĩa là bạn đang bỏ con lại với nỗi sợ hãi của mình. Hãy mổ xẻ nỗi sợ hãi của trẻ trên thực tế. Sự sợ hãi bắt nguồn từ việc không kiểm soát được cảm xúc. Chẳng hạn một đứa trẻ sợ chó sẽ không biết làm thế nào khi con chó trước mặt trở nên hung dữ., không biết cách xác định xem con chó đó có cắn trẻ con hay không... Lúc này trẻ sẽ tìm cách tránh xa cho an toàn.Cha mẹ cần nhớ rằng trong trường hợp này cần đến sự trợ giúp của thông tin. Hãy tìm những cuốn sách giúp trẻ có thể hiểu biết được nguồn cơn của sự sợ hãi. Nếu trẻ sợ bão, hãy cho trẻ đọc các loại sách về địa lý tự nhiên để trẻ hiểu được những cơn bão lớn khủng khiếp không thường xuyên xuất hiện như trẻ vẫn nghĩ. Việc cung cấp cho trẻ thông tin tuy không thể làm trẻ hết sợ nhưng sẽ làm trẻ bớt lo lắng. Cha mẹ cần dự tính trước về những thứ trẻ sợ hãi để kiểm soát tình hình. Luôn nhớ trong đầu những thứ trẻ sợ nhất để lên phương án đối phó. Chẳng hạn nếu trẻ sợ cháy nhà, cha mẹ cần lên phương án sơ tán khi nhà cháy. Nếu trẻ sợ chó, hãy dần dần từng bước một cho trẻ tiếp xúc với chó dần dần trẻ sẽ hết sợ.
Khi con trẻ sợ hãi một hoặc nhiều thứ gì đó, cha mẹ cần thông cảm và lắng nghe: Đối với con cái, cha mẹ luôn là người sửa chữa. Đôi khi cha mẹ cần phải chậm lại và lắng nghe xem con nói gì. Chúng ta đang quá bận rộn với việc tìm giải pháp mà quên mất rằng chúng ta đang không lắng nghe những suy nghĩ của con.
Khi giúp con vượt qua nỗi sợ hãi, cha mẹ cần lắng nghe nhiều hơn nói. Khi lắng nghe và tỏ thái độ thông cảm với con, đó chính là lúc bạn cho con mình cơ hội để đối phó với sự sợ hãi. Ngược lại, nếu bạn tìm mọi cách giải quyết vấn đề mà không lắng nghe hoặc chỉ đơn giản nói với con rằng “đừng sợ” hay “đừng lo” nghĩa là bạn đang bỏ con lại với nỗi sợ hãi của mình.
Hãy mổ xẻ nỗi sợ hãi của trẻ trên thực tế. Sự sợ hãi bắt nguồn từ việc không kiểm soát được cảm xúc. Chẳng hạn một đứa trẻ sợ chó sẽ không biết làm thế nào khi con chó trước mặt trở nên hung dữ., không biết cách xác định xem con chó đó có cắn trẻ con hay không... Lúc này trẻ sẽ tìm cách tránh xa cho an toàn.
Cha mẹ cần nhớ rằng trong trường hợp này cần đến sự trợ giúp của thông tin. Hãy tìm những cuốn sách giúp trẻ có thể hiểu biết được nguồn cơn của sự sợ hãi. Nếu trẻ sợ bão, hãy cho trẻ đọc các loại sách về địa lý tự nhiên để trẻ hiểu được những cơn bão lớn khủng khiếp không thường xuyên xuất hiện như trẻ vẫn nghĩ. Việc cung cấp cho trẻ thông tin tuy không thể làm trẻ hết sợ nhưng sẽ làm trẻ bớt lo lắng.
Cha mẹ cần dự tính trước về những thứ trẻ sợ hãi để kiểm soát tình hình. Luôn nhớ trong đầu những thứ trẻ sợ nhất để lên phương án đối phó. Chẳng hạn nếu trẻ sợ cháy nhà, cha mẹ cần lên phương án sơ tán khi nhà cháy. Nếu trẻ sợ chó, hãy dần dần từng bước một cho trẻ tiếp xúc với chó dần dần trẻ sẽ hết sợ.