Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, Việt Nam là nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều thứ hai thế giới, chỉ xếp sau Hàn Quốc. Các nước Đông Nam Á khác là Indonesia và Thái Lan cũng nằm trong danh sách top những nước tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất thế giới. Ăn nhiều mỳ ăn liền không hề tốt cho sức khỏe. Một gói mỳ có thể chứa đến 2.000 mg muối, nhiều hơn 4 lần so với lượng muối Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị cơ thể cần mỗi ngày, làm tăng nguy cơ các bệnh về thận, huyết áp cao và đột quỵ. Mỳ ăn liền là loại thực phẩm ít dinh dưỡng, nhiều năng lượng với thành phần chủ yếu là chất béo và tinh bột. Ăn nhiều mỳ ăn liền khiến bạn có nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất và có khả năng bị thừa mỡ vì tiêu thụ quá nhiều tinh bột. Trong mỳ tôm chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…Ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư trực tràng.Các bác sĩ khuyến cáo, mỳ ăn liền gây nóng trong, gây mụn nhọt. Những người bị mụn tuyệt đối phải tránh xa mỳ ăn liền nếu không muốn mụn tiếp tục lây lan và khó chữa.Hầu hết mỳ ăn liền đều được chiên trong dầu rồi sấy khô. Sự dư thừa các chất béo không lành mạnh dễ gây thừa cân, béo phì, béo bụng. Ăn quá nhiều mỳ ăn liền đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ gặp phải các bệnh tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạnh, thiếu máu cơ tim và đột quỵ.Thay vì ăn liền mỳ sau khi chế nước sôi, hãy trần qua mỳ với nước sôi rồi sau đó mới cho gia vị và nước sôi mới vào. Nên vứt bỏ gói mỡ trong mỳ ăn liền nếu không muốn cơ thể thu nạp thêm chất béo. Để giảm thiểu tối đa tác hại của mỳ ăn liền, bạn có thể thêm nhiều rau xanh, trứng, thịt khi chế biến để tăng cường vitamin, protein thiếu hụt trong loại thực phẩm này. Nếu quá bận rộn, không thể tự tay chuẩn bị những bữa ăn đủ chất dinh dưỡng thì bạn cũng chỉ nên ăn một gói mỳ ăn liền mỗi tuần.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, Việt Nam là nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều thứ hai thế giới, chỉ xếp sau Hàn Quốc. Các nước Đông Nam Á khác là Indonesia và Thái Lan cũng nằm trong danh sách top những nước tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất thế giới.
Ăn nhiều mỳ ăn liền không hề tốt cho sức khỏe. Một gói mỳ có thể chứa đến 2.000 mg muối, nhiều hơn 4 lần so với lượng muối Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị cơ thể cần mỗi ngày, làm tăng nguy cơ các bệnh về thận, huyết áp cao và đột quỵ.
Mỳ ăn liền là loại thực phẩm ít dinh dưỡng, nhiều năng lượng với thành phần chủ yếu là chất béo và tinh bột. Ăn nhiều mỳ ăn liền khiến bạn có nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất và có khả năng bị thừa mỡ vì tiêu thụ quá nhiều tinh bột.
Trong mỳ tôm chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…
Ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư trực tràng.
Các bác sĩ khuyến cáo, mỳ ăn liền gây nóng trong, gây mụn nhọt. Những người bị mụn tuyệt đối phải tránh xa mỳ ăn liền nếu không muốn mụn tiếp tục lây lan và khó chữa.
Hầu hết mỳ ăn liền đều được chiên trong dầu rồi sấy khô. Sự dư thừa các chất béo không lành mạnh dễ gây thừa cân, béo phì, béo bụng.
Ăn quá nhiều mỳ ăn liền đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ gặp phải các bệnh tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạnh, thiếu máu cơ tim và đột quỵ.
Thay vì ăn liền mỳ sau khi chế nước sôi, hãy trần qua mỳ với nước sôi rồi sau đó mới cho gia vị và nước sôi mới vào. Nên vứt bỏ gói mỡ trong mỳ ăn liền nếu không muốn cơ thể thu nạp thêm chất béo.
Để giảm thiểu tối đa tác hại của mỳ ăn liền, bạn có thể thêm nhiều rau xanh, trứng, thịt khi chế biến để tăng cường vitamin, protein thiếu hụt trong loại thực phẩm này.
Nếu quá bận rộn, không thể tự tay chuẩn bị những bữa ăn đủ chất dinh dưỡng thì bạn cũng chỉ nên ăn một gói mỳ ăn liền mỗi tuần.