Thật khó để xác định một giấc ngủ “vừa đủ” cho từng người bởi điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ làm việc, thời lượng ngủ trước đó. Dù vậy, ước tính trung bình một người trưởng thành chỉ cần ngủ từ 7 – 9 giờ mỗi ngày để duy trì sức khỏe.Việc thường xuyên duy trì giấc ngủ kéo dài hơn 9 giờ mỗi đêm không giúp bạn khỏe hơn mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Cụ thể, ngủ quá nhiều làm tăng nguy cơ trầm cảm.Nghiên cứu thực hiện năm 2014 với các cặp song sinh trưởng thành chỉ ra, những người ngủ nhiều có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao hơn so với người song sinh còn lại. Việc ngủ hơn 9 giờ mỗi đêm có thể khiến họ đối diện với 49% nguy cơ mắc bệnh.Nghiên cứu thực hiện năm 2012 cũng chỉ ra phụ nữ lớn tuổi ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều khiến não dễ bị lão hóa nhanh hơn 2 năm so với thông thường.Ngoài ảnh hưởng đến chức năng hoạt động não, nghiên cứu thực hiện năm 2013 tại Hàn Quốc cũng phát hiện thói quen ngủ nhiều ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ. Theo họ, chị em duy trì giấc ngủ 7 – 8 giờ mỗi đêm có tỉ lệ mang thai cao nhất trong khi người ngủ chừng 9 – 11 giờ có tỉ lệ thấp hơn.Ngủ nhiều còn làm tăng nguy cơ tiểu đường. Nghiên cứu thực hiện bởi Quebec, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người ngủ hơn 8 giờ mỗi đêm có nguy cơ phát triển tiểu đường type 2 cao gấp đôi so với thông thường. Chính vì lý do này, bạn nên điều tiết giấc ngủ sao cho có lợi cho sức khỏe.Ngủ nhiều còn được xem là “thủ phạm” khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Nhận định này được đưa ra bởi Quebec sau khi nghiên cứu thói quen ngủ của nhiều người trong suốt 6 năm liên tục.Đáng lưu ý, ngủ nhiều không giúp bạn khỏe hơn mà còn khiến bạn khổ sở vì nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Quá trình phân tích thông tin sức khỏe từ hơn 3.000 người do Đại học Tim mạch Mỹ thực hiện chỉ ra, những người ngủ trên 9 giờ mỗi đêm có khả năng bị đau thắt cơ ngực gấp hai lần; gấp 1,1 lần nguy cơ mắc động mạch vành.Đặc biệt, ngủ quá nhiều dễ gây tổn thọ. Bằng cách kéo dài giấc ngủ ban đêm, bạn có thể đối diện với nguy cơ chết yểu cao hơn 1,3 lần so với người duy trì giấc ngủ khoa học.
Thật khó để xác định một giấc ngủ “vừa đủ” cho từng người bởi điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ làm việc, thời lượng ngủ trước đó. Dù vậy, ước tính trung bình một người trưởng thành chỉ cần ngủ từ 7 – 9 giờ mỗi ngày để duy trì sức khỏe.
Việc thường xuyên duy trì giấc ngủ kéo dài hơn 9 giờ mỗi đêm không giúp bạn khỏe hơn mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Cụ thể, ngủ quá nhiều làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Nghiên cứu thực hiện năm 2014 với các cặp song sinh trưởng thành chỉ ra, những người ngủ nhiều có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao hơn so với người song sinh còn lại. Việc ngủ hơn 9 giờ mỗi đêm có thể khiến họ đối diện với 49% nguy cơ mắc bệnh.
Nghiên cứu thực hiện năm 2012 cũng chỉ ra phụ nữ lớn tuổi ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều khiến não dễ bị lão hóa nhanh hơn 2 năm so với thông thường.
Ngoài ảnh hưởng đến chức năng hoạt động não, nghiên cứu thực hiện năm 2013 tại Hàn Quốc cũng phát hiện thói quen ngủ nhiều ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ. Theo họ, chị em duy trì giấc ngủ 7 – 8 giờ mỗi đêm có tỉ lệ mang thai cao nhất trong khi người ngủ chừng 9 – 11 giờ có tỉ lệ thấp hơn.
Ngủ nhiều còn làm tăng nguy cơ tiểu đường. Nghiên cứu thực hiện bởi Quebec, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người ngủ hơn 8 giờ mỗi đêm có nguy cơ phát triển tiểu đường type 2 cao gấp đôi so với thông thường. Chính vì lý do này, bạn nên điều tiết giấc ngủ sao cho có lợi cho sức khỏe.
Ngủ nhiều còn được xem là “thủ phạm” khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Nhận định này được đưa ra bởi Quebec sau khi nghiên cứu thói quen ngủ của nhiều người trong suốt 6 năm liên tục.
Đáng lưu ý, ngủ nhiều không giúp bạn khỏe hơn mà còn khiến bạn khổ sở vì nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Quá trình phân tích thông tin sức khỏe từ hơn 3.000 người do Đại học Tim mạch Mỹ thực hiện chỉ ra, những người ngủ trên 9 giờ mỗi đêm có khả năng bị đau thắt cơ ngực gấp hai lần; gấp 1,1 lần nguy cơ mắc động mạch vành.
Đặc biệt, ngủ quá nhiều dễ gây tổn thọ. Bằng cách kéo dài giấc ngủ ban đêm, bạn có thể đối diện với nguy cơ chết yểu cao hơn 1,3 lần so với người duy trì giấc ngủ khoa học.