Chất độc trong nấm chữa bệnh ung thư. Một nhóm nhà nghiên cứu Đức đã đưa ra một phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách sử dụng độc tố nấm mũ tử thần (Amanita phalloides), mà không làm tổn hại đến cơ thể.Đó là chất độc a-amanitin có thể gây chết người trong nấm mũ tử thần màu trắng. Nó có thể tiêu diệt bất kỳ tế bào nào dù đó là tế bào lành mạnh hay tế bào ung thư.Để độc tố không ảnh hưởng đến cơ thể, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một thiết bị đưa độc tố đến đúng địa điểm tế bào ung thư tại các protein EpCAM. Phương pháp này đã được thử nghiệm lâm sàng trên các động vật như chuột cho thấy, tiêm hai liều cao độc tố nấm mũ tử thần có thể làm giảm 90% sự phát triển của khối u mà không làm hại cho gan và các bộ phận khác của động vật.Cây đại hoàng trị ung thư. Các nhà khoa học Anh cho biết họ đang có kế hoạch sử dụng hợp chất tiềm năng trong cây đại hoàng - một loại cây chứa độc chết người để tạo ra những loại thuốc mới.Sau khi tiến hành nhiều thí nghiệm về parietin, sắc tố màu cam có trong đại hoàn, các nhà khoa học nhận thấy paritetin có khả năng tiêu diệt khối u gần như ngay lập tức. Chỉ trong 2 ngày nó đã diệt được một nửa tế bào bạch cầu.Một thí nghiệm nhỏ trên chuột cho thấy sắc tố mạnh được gọi là S3 có tác dụng cắt giảm sự phát triển của u ung thư phổi chỉ trong 11 ngày. Hiệu ứng tương tự với các tế bào khối u vùng đầu và cổ. Parietin trước đây được sử dụng như một tác nhân chống nấm mốc nhưng chưa được thử nghiệm như thuốc trên người. Nhóm nghiên cứu hy vọng kết quả này sẽ góp phần tìm kiếm ra thứ thuốc điều trị ung thư hiệu quả.Tỏi mọc mầm hỗ trợ điều trị ung thư. Các nhà khoa học cho biết, thành phần của tỏi mọc mầm có rất nhiều chất chống lại các virus xâm nhập cơ thể. Đặc biệt, trong tỏi mọc mầm có chứa các chất chống oxy hóa cực mạnh (được chuyển hóa từ khi chưa mọc mầm sang mọc mầm) giúp ngăn chặn các bệnh do vi khuẩn, virus.Theo các nhà nghiên cứu khoa học, thực vật rất nhạy cảm với việc bị vi khuẩn, virus và côn trùng tấn công trong quá trình nảy mầm. Vì thế, chúng sẽ sản sinh ra một hợp chất được gọi là phytoalexin để bảo vệ mình khỏi sự tấn công. Hợp chất này tuy có hại đối với các vi sinh vật, côn trùng – nhưng lại rất có lợi cho sức khỏe con người.
Chất độc trong nấm chữa bệnh ung thư. Một nhóm nhà nghiên cứu Đức đã đưa ra một phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách sử dụng độc tố nấm mũ tử thần (Amanita phalloides), mà không làm tổn hại đến cơ thể.
Đó là chất độc a-amanitin có thể gây chết người trong nấm mũ tử thần màu trắng. Nó có thể tiêu diệt bất kỳ tế bào nào dù đó là tế bào lành mạnh hay tế bào ung thư.
Để độc tố không ảnh hưởng đến cơ thể, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một thiết bị đưa độc tố đến đúng địa điểm tế bào ung thư tại các protein EpCAM. Phương pháp này đã được thử nghiệm lâm sàng trên các động vật như chuột cho thấy, tiêm hai liều cao độc tố nấm mũ tử thần có thể làm giảm 90% sự phát triển của khối u mà không làm hại cho gan và các bộ phận khác của động vật.
Cây đại hoàng trị ung thư. Các nhà khoa học Anh cho biết họ đang có kế hoạch sử dụng hợp chất tiềm năng trong cây đại hoàng - một loại cây chứa độc chết người để tạo ra những loại thuốc mới.
Sau khi tiến hành nhiều thí nghiệm về parietin, sắc tố màu cam có trong đại hoàn, các nhà khoa học nhận thấy paritetin có khả năng tiêu diệt khối u gần như ngay lập tức. Chỉ trong 2 ngày nó đã diệt được một nửa tế bào bạch cầu.
Một thí nghiệm nhỏ trên chuột cho thấy sắc tố mạnh được gọi là S3 có tác dụng cắt giảm sự phát triển của u ung thư phổi chỉ trong 11 ngày. Hiệu ứng tương tự với các tế bào khối u vùng đầu và cổ. Parietin trước đây được sử dụng như một tác nhân chống nấm mốc nhưng chưa được thử nghiệm như thuốc trên người. Nhóm nghiên cứu hy vọng kết quả này sẽ góp phần tìm kiếm ra thứ thuốc điều trị ung thư hiệu quả.
Tỏi mọc mầm hỗ trợ điều trị ung thư. Các nhà khoa học cho biết, thành phần của tỏi mọc mầm có rất nhiều chất chống lại các virus xâm nhập cơ thể. Đặc biệt, trong tỏi mọc mầm có chứa các chất chống oxy hóa cực mạnh (được chuyển hóa từ khi chưa mọc mầm sang mọc mầm) giúp ngăn chặn các bệnh do vi khuẩn, virus.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, thực vật rất nhạy cảm với việc bị vi khuẩn, virus và côn trùng tấn công trong quá trình nảy mầm. Vì thế, chúng sẽ sản sinh ra một hợp chất được gọi là phytoalexin để bảo vệ mình khỏi sự tấn công. Hợp chất này tuy có hại đối với các vi sinh vật, côn trùng – nhưng lại rất có lợi cho sức khỏe con người.