Cá âm dương được cho là món ngon đại bổ song cực kì tàn ác. Món ăn được cho là có nguồn gốc tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, được phục vụ nhiều ở các nhà hàng đặc sản ở huyện Đào Viên, tỉnh Hồ Nam từ 30 năm trước. (Ảnh minh họa)Tên gọi cá âm dương được đặt theo tính chất và cách bày biện của món ăn. Theo đó, nguyên liệu chính của cá âm dương là những chú cá chép trưởng thành, tươi rói.Sau khi loại bỏ phần vảy, đầu bếp sẽ dùng một chiếc khăn ướt để quấn chặt đầu cá, ngăn không cho thịt cá vùng này bị chín khi tiếp xúc gần với nhiệt. Phần thân sẽ nhanh chóng được đưa lên chảo chiên, đảm bảo phần thịt ở thân chín tới song đầu và mắt không bị ảnh hưởng, vẻ ngoài như vẫn sống.Ngay sau khi chiên, cá sẽ được phủ một lớp sốt chua ngọt, trình bày sống động như thể chú cá đang thư giãn trong làn nước màu sắc.Khi phục vụ, đầu bếp sẽ dùng rượu mạnh đưa vào miệng chú cá tội nghiệp. Rượu mạnh sẽ khiến miệng cá cử động, tạo động tác ngáp sinh động.Mặc dù chú cá đã chết nhưng một số tế bào thần kinh vẫn hoạt động. Rượu mạnh sẽ kích hoạt những tế bào thần kinh này khiến toàn thân chú cá co giật như đang bơi. Thịt cá âm dương được dùng kèm với loại nước chấm được pha chế riêng, ăn kèm các loại rau sống để át đi mùi tanh, giúp thực khách thăng hoa trong mỗi lần động đũa.Một số thực khách đặc biệt yêu thích cá âm dương. Họ cho rằng những chú cá “’sống dở chết dở” như vậy mới thực sự đại bổ; giúp người thưởng thức hấp thụ toàn bộ tinh hoa của món ăn.Thực khách sành ăn cho biết, cá âm dương thơm ngon từng thớ thịt vừa bắc khỏi bếp, vẫn còn nghi ngút khói.Được thực khách khen ngợi hết lời song cá âm dương ngày càng vắng bóng. Ngay cả những đầu bếp lâu năm ở các nhà hàng huyện Đào Viên cũng không sẵn lòng phục vụ món ăn tàn ác này.Mặc dù được trả công cao song họ cảm thấy cách chế biến này quá tàn nhẫn. Bên cạnh đó, cách chế biến như vậy khó đảm bảo an toàn thực phẩm cho người ăn. Theo thời gian, món ăn này dần vắng bóng do bị chỉ trích về cách đối xử dã man với loài vật.Mời độc giả xem thêm video: Đặc sản Tết vào mùa. (Nguồn video: VTV24)
Cá âm dương được cho là món ngon đại bổ song cực kì tàn ác. Món ăn được cho là có nguồn gốc tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, được phục vụ nhiều ở các nhà hàng đặc sản ở huyện Đào Viên, tỉnh Hồ Nam từ 30 năm trước. (Ảnh minh họa)
Tên gọi cá âm dương được đặt theo tính chất và cách bày biện của món ăn. Theo đó, nguyên liệu chính của cá âm dương là những chú cá chép trưởng thành, tươi rói.
Sau khi loại bỏ phần vảy, đầu bếp sẽ dùng một chiếc khăn ướt để quấn chặt đầu cá, ngăn không cho thịt cá vùng này bị chín khi tiếp xúc gần với nhiệt. Phần thân sẽ nhanh chóng được đưa lên chảo chiên, đảm bảo phần thịt ở thân chín tới song đầu và mắt không bị ảnh hưởng, vẻ ngoài như vẫn sống.
Ngay sau khi chiên, cá sẽ được phủ một lớp sốt chua ngọt, trình bày sống động như thể chú cá đang thư giãn trong làn nước màu sắc.
Khi phục vụ, đầu bếp sẽ dùng rượu mạnh đưa vào miệng chú cá tội nghiệp. Rượu mạnh sẽ khiến miệng cá cử động, tạo động tác ngáp sinh động.
Mặc dù chú cá đã chết nhưng một số tế bào thần kinh vẫn hoạt động. Rượu mạnh sẽ kích hoạt những tế bào thần kinh này khiến toàn thân chú cá co giật như đang bơi.
Thịt cá âm dương được dùng kèm với loại nước chấm được pha chế riêng, ăn kèm các loại rau sống để át đi mùi tanh, giúp thực khách thăng hoa trong mỗi lần động đũa.
Một số thực khách đặc biệt yêu thích cá âm dương. Họ cho rằng những chú cá “’sống dở chết dở” như vậy mới thực sự đại bổ; giúp người thưởng thức hấp thụ toàn bộ tinh hoa của món ăn.
Thực khách sành ăn cho biết, cá âm dương thơm ngon từng thớ thịt vừa bắc khỏi bếp, vẫn còn nghi ngút khói.
Được thực khách khen ngợi hết lời song cá âm dương ngày càng vắng bóng. Ngay cả những đầu bếp lâu năm ở các nhà hàng huyện Đào Viên cũng không sẵn lòng phục vụ món ăn tàn ác này.
Mặc dù được trả công cao song họ cảm thấy cách chế biến này quá tàn nhẫn. Bên cạnh đó, cách chế biến như vậy khó đảm bảo an toàn thực phẩm cho người ăn. Theo thời gian, món ăn này dần vắng bóng do bị chỉ trích về cách đối xử dã man với loài vật.
Mời độc giả xem thêm video: Đặc sản Tết vào mùa. (Nguồn video: VTV24)