Dầu là nguyên liệu nấu ăn gia đình nào cũng có. Không chỉ món xào, dầu ăn còn được tận dụng trong nhiều cách chế biến như salad, nướng, chiên... Dầu đảm bảo chất lượng cung cấp vitamin, chất béo có lợi, chất chống oxy hóa cho cơ thể. Ngược lại, dầu kém chất lượng dễ khiến hương vị món ăn kém hấp dẫn, thậm chí gây hại sức khỏe. (Ảnh: Ifeng, minh họa)Để xác định loại dầu càng ăn càng hại, nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học trường Đại học California (Mỹ) chỉ ra, chất béo trong dầu đậu nành có vẻ không tốt cho sức khỏe như chúng ta vẫn tưởng.Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, những con chuột được chia ngẫu nhiên thành ba nhóm để theo dõi tác động của dầu đậu nành, dầu dừa và đường fructose (đường có nhiều trong nước giải khát và thực phẩm chế biến). Kết quả cho thấy, nhóm chuột với chế độ ăn giàu dầu đậu nành tăng đến 25% khối lượng cơ thể so với những con ăn theo chế độ chứa nhiều dầu dừa và 9% khối lượng cơ thể so với những con ăn thức ăn chứa nhiều đường fructose.Dầu đậu nành có khả năng gây nên béo phì, tiểu đường và ảnh hưởng đến gan cao hơn so với đường fructose thực sự là một bất ngờ lớn. Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng kết luận trên kém tin cậy, quy kết dầu đậu nành gây hại sức khỏe là quá vội vàng.Bàn về loại dầu càng ăn càng gây hại, trang Ifeng (Trung Quốc) chỉ ra dầu tự ép và dầu chứa axit béo chuyển hóa mới thực sự đáng lo ngại.Dầu tự ép. Nhiều người nghĩ dầu tự chiết xuất an toàn, giàu dinh dưỡng song không phải vậy. Dầu tự ép chỉ trải qua quá trình ép vật lý, điểm bốc khói của dầu tương đối thấp. Dùng loại dầu này nấu ăn dễ sinh lượng lớn khói độc hại.Dầu tự ép không trải qua quá trình tinh luyện nên không loại bỏ được các tạp chất, chất độc hại. Chẳng hạn, lạc rất dễ bị mốc, chứa độc tố Aspergillus, benzopyrene. Dầu lạc tự làm không được tinh luyện sẽ chứa những chất này, ăn vào lượng lớn thậm chí có thể gây ung thư.Ngoài việc chứa độc tố, dầu tự ép còn có thời gian sử dụng rất ngắn. Để kéo dài thời gian sử dụng, một số cơ sở sản xuất lạm dụng hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe; khiến dầu ăn bị biến chất.Dầu chứa axit béo chuyển hóa. Axit béo chuyển hóa không mang lại lợi ích cho cơ thể mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tiêu thụ quá nhiều axit béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.Để tốt cho sức khỏe, bạn nên tránh ăn hai loại dầu trên. Thay vào đó, lựa chọn loại dầu phù hợp tùy theo thể trạng, sở thích như dầu ngô, dầu hướng dương và dầu mầm, dầu hạt cải và dầu ô liu,... Những loại dầu này chứa axit linoleic và axit béo không bão hòa đa. Khi đi vào cơ thể, chúng góp phần giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, tăng cường khả năng chống oxy hóa của cơ thể, nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch.Bạn có thể chọn dầu mè, dầu lạc. Loại dầu này cũng chứa nhiều axit béo không bão hòa đa và axit linolenic, hàm lượng axit béo cân bằng. Nhược điểm của chúng là tính ổn định kém, dễ hư hỏng. Tốt nhất, nên ăn luân phiên các loại dầu; lượng dầu ăn mỗi ngày nên hạn chế không quá 25g. Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe. (Nguồn video: THĐT)
Dầu là nguyên liệu nấu ăn gia đình nào cũng có. Không chỉ món xào, dầu ăn còn được tận dụng trong nhiều cách chế biến như salad, nướng, chiên... Dầu đảm bảo chất lượng cung cấp vitamin, chất béo có lợi, chất chống oxy hóa cho cơ thể. Ngược lại, dầu kém chất lượng dễ khiến hương vị món ăn kém hấp dẫn, thậm chí gây hại sức khỏe. (Ảnh: Ifeng, minh họa)
Để xác định loại dầu càng ăn càng hại, nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học trường Đại học California (Mỹ) chỉ ra, chất béo trong dầu đậu nành có vẻ không tốt cho sức khỏe như chúng ta vẫn tưởng.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, những con chuột được chia ngẫu nhiên thành ba nhóm để theo dõi tác động của dầu đậu nành, dầu dừa và đường fructose (đường có nhiều trong nước giải khát và thực phẩm chế biến). Kết quả cho thấy, nhóm chuột với chế độ ăn giàu dầu đậu nành tăng đến 25% khối lượng cơ thể so với những con ăn theo chế độ chứa nhiều dầu dừa và 9% khối lượng cơ thể so với những con ăn thức ăn chứa nhiều đường fructose.
Dầu đậu nành có khả năng gây nên béo phì, tiểu đường và ảnh hưởng đến gan cao hơn so với đường fructose thực sự là một bất ngờ lớn. Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng kết luận trên kém tin cậy, quy kết dầu đậu nành gây hại sức khỏe là quá vội vàng.
Bàn về loại dầu càng ăn càng gây hại, trang Ifeng (Trung Quốc) chỉ ra dầu tự ép và dầu chứa axit béo chuyển hóa mới thực sự đáng lo ngại.
Dầu tự ép. Nhiều người nghĩ dầu tự chiết xuất an toàn, giàu dinh dưỡng song không phải vậy. Dầu tự ép chỉ trải qua quá trình ép vật lý, điểm bốc khói của dầu tương đối thấp. Dùng loại dầu này nấu ăn dễ sinh lượng lớn khói độc hại.
Dầu tự ép không trải qua quá trình tinh luyện nên không loại bỏ được các tạp chất, chất độc hại. Chẳng hạn, lạc rất dễ bị mốc, chứa độc tố Aspergillus, benzopyrene. Dầu lạc tự làm không được tinh luyện sẽ chứa những chất này, ăn vào lượng lớn thậm chí có thể gây ung thư.
Ngoài việc chứa độc tố, dầu tự ép còn có thời gian sử dụng rất ngắn. Để kéo dài thời gian sử dụng, một số cơ sở sản xuất lạm dụng hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe; khiến dầu ăn bị biến chất.
Dầu chứa axit béo chuyển hóa. Axit béo chuyển hóa không mang lại lợi ích cho cơ thể mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tiêu thụ quá nhiều axit béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
Để tốt cho sức khỏe, bạn nên tránh ăn hai loại dầu trên. Thay vào đó, lựa chọn loại dầu phù hợp tùy theo thể trạng, sở thích như dầu ngô, dầu hướng dương và dầu mầm, dầu hạt cải và dầu ô liu,... Những loại dầu này chứa axit linoleic và axit béo không bão hòa đa. Khi đi vào cơ thể, chúng góp phần giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, tăng cường khả năng chống oxy hóa của cơ thể, nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch.
Bạn có thể chọn dầu mè, dầu lạc. Loại dầu này cũng chứa nhiều axit béo không bão hòa đa và axit linolenic, hàm lượng axit béo cân bằng. Nhược điểm của chúng là tính ổn định kém, dễ hư hỏng. Tốt nhất, nên ăn luân phiên các loại dầu; lượng dầu ăn mỗi ngày nên hạn chế không quá 25g.
Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe. (Nguồn video: THĐT)