Một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ thời điểm giao mùa là cúm. Cúm bắt nguồn từ chủng virus cúm A, B, gây sốt cao trong 5-7 ngày kết hợp triệu chứng đau cơ, ho, sổ mũi.Cúm gây sốt cao cùng các vấn đề về hệ tiêu hóa, có khả năng lây lan qua đường hô hấp song có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Vắc xin phòng cúm cần được nhắc lại hàng năm và có hiệu lực sau hai tuần kể từ khi được tiêm.Cảm lạnh. Cảm lạnh là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó hay gặp nhất là các chủng Rhinovirus.Cảm lạnh chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng), và các xoang (viêm xoang). Trẻ thường sẽ ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và hơi gai lạnh. Các triệu chứng của cảm lạnh thường biểu hiện từ từ, cơ thể mệt mỏi khoảng 3 - 4 ngày và tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày.Viêm xoang. Viêm xoang là tình trạng viêm hoặc sưng các mô trong xoang do dịch tích tụ gây ra. Dấu hiệu viêm xoang phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải là đau nhức vùng trán hoặc đau nhức khu vực gò má. Đi kèm với đó, người bệnh còn có một vài triệu chứng như nghẹt mũi, giảm khứu giác, ho, sốt, hơi thở có mùi hôi.Viêm họng hạt. Viêm họng hạt do liên cầu khuẩn gây nên, bắt buộc phải điều trị bằng kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê penicillin hoặc amoxicillin liên tục trong vòng 10 ngày.Viêm họng hạt khá nguy hiểm, cần điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không bệnh có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng gồm sốt thấp khớp, ảnh hưởng tim mạch, hệ thần kinh và da. Nó cũng có thể dẫn đến vấn đề về thận.Viêm phế quản. Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Bệnh thường do các loại virus tấn công hoặc biến chứng từ cảm lạnh, cúm. Trẻ bị viêm phế quản sẽ ho dai dẳng kéo dài trong vài tuần sau khi chứng viêm đã hết, thở khò khè, sốt, ớn lạnh, sổ mũi, mệt mỏi, tức ngực.Trẻ mắc viêm phế quản thường có xu hướng nuốt đờm nhầy hơn là tìm cách khạc ra. Bệnh dễ nhầm lẫn với triệu chứng hen suyễn. Vì vậy, bố mẹ nên đưa con đi khám để được kê thuốc đúng bệnh tránh trường hợp tiến triển thành viêm phế quản mãn tính.Viêm phổi. Viêm phổi do nhiễm trùng phổi gây ra, khiến các tổ chức tại phổi bị viêm và ảnh hưởng tới chức năng hoạt động. Trẻ bị viêm phổi có dấu hiệu thở nhanh, sốt cao và ớn lạnh, ho khan, đau ở ngực – đặc biệt là khi thở. Bệnh do virus, vi khuẩn hoặc biến chứng từ cúm, cảm lạnh, viêm họng.Để ngừa bệnh, tốt nhất cha mẹ nên chủ động cho trẻ bằng cách hạn chế cho tiếp xúc với người bệnh.Rửa tay thường xuyên cũng giảm đáng kể nguy cơ do bệnh thường lây qua tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, chạm vào các bề mặt chung (nắm cửa, mặt bàn). Khi rửa, đảm bảo rửa ít nhất 20 giây bằng xà phòng để mới có thể tiêu diệt mầm bệnh bám trên da.Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng. Những khu vực này được xem là cầu nối của nhiều loại virus xâm nhập vào cơ thể.Tiêm vắc xin ngừa cúm có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực ngừa bệnh viêm đường hô hấp.Mời độc giả xem video: Nguyên nhân 2 mẹ con sản phụ chết tại bệnh viện. Nguồn: ANTV.
Một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ thời điểm giao mùa là cúm. Cúm bắt nguồn từ chủng virus cúm A, B, gây sốt cao trong 5-7 ngày kết hợp triệu chứng đau cơ, ho, sổ mũi.
Cúm gây sốt cao cùng các vấn đề về hệ tiêu hóa, có khả năng lây lan qua đường hô hấp song có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Vắc xin phòng cúm cần được nhắc lại hàng năm và có hiệu lực sau hai tuần kể từ khi được tiêm.
Cảm lạnh. Cảm lạnh là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó hay gặp nhất là các chủng Rhinovirus.
Cảm lạnh chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng), và các xoang (viêm xoang). Trẻ thường sẽ ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và hơi gai lạnh. Các triệu chứng của cảm lạnh thường biểu hiện từ từ, cơ thể mệt mỏi khoảng 3 - 4 ngày và tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày.
Viêm xoang. Viêm xoang là tình trạng viêm hoặc sưng các mô trong xoang do dịch tích tụ gây ra. Dấu hiệu viêm xoang phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải là đau nhức vùng trán hoặc đau nhức khu vực gò má. Đi kèm với đó, người bệnh còn có một vài triệu chứng như nghẹt mũi, giảm khứu giác, ho, sốt, hơi thở có mùi hôi.
Viêm họng hạt. Viêm họng hạt do liên cầu khuẩn gây nên, bắt buộc phải điều trị bằng kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê penicillin hoặc amoxicillin liên tục trong vòng 10 ngày.
Viêm họng hạt khá nguy hiểm, cần điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không bệnh có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng gồm sốt thấp khớp, ảnh hưởng tim mạch, hệ thần kinh và da. Nó cũng có thể dẫn đến vấn đề về thận.
Viêm phế quản. Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Bệnh thường do các loại virus tấn công hoặc biến chứng từ cảm lạnh, cúm. Trẻ bị viêm phế quản sẽ ho dai dẳng kéo dài trong vài tuần sau khi chứng viêm đã hết, thở khò khè, sốt, ớn lạnh, sổ mũi, mệt mỏi, tức ngực.
Trẻ mắc viêm phế quản thường có xu hướng nuốt đờm nhầy hơn là tìm cách khạc ra. Bệnh dễ nhầm lẫn với triệu chứng hen suyễn. Vì vậy, bố mẹ nên đưa con đi khám để được kê thuốc đúng bệnh tránh trường hợp tiến triển thành viêm phế quản mãn tính.
Viêm phổi. Viêm phổi do nhiễm trùng phổi gây ra, khiến các tổ chức tại phổi bị viêm và ảnh hưởng tới chức năng hoạt động. Trẻ bị viêm phổi có dấu hiệu thở nhanh, sốt cao và ớn lạnh, ho khan, đau ở ngực – đặc biệt là khi thở. Bệnh do virus, vi khuẩn hoặc biến chứng từ cúm, cảm lạnh, viêm họng.
Để ngừa bệnh, tốt nhất cha mẹ nên chủ động cho trẻ bằng cách hạn chế cho tiếp xúc với người bệnh.
Rửa tay thường xuyên cũng giảm đáng kể nguy cơ do bệnh thường lây qua tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, chạm vào các bề mặt chung (nắm cửa, mặt bàn). Khi rửa, đảm bảo rửa ít nhất 20 giây bằng xà phòng để mới có thể tiêu diệt mầm bệnh bám trên da.
Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng. Những khu vực này được xem là cầu nối của nhiều loại virus xâm nhập vào cơ thể.
Tiêm vắc xin ngừa cúm có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực ngừa bệnh viêm đường hô hấp.
Mời độc giả xem video: Nguyên nhân 2 mẹ con sản phụ chết tại bệnh viện. Nguồn: ANTV.