Gãy xương. Đau tức ngực cũng có thể do vết nứt ở xương sườn. Nếu cơn đau xuất hiện sau khi bị tai nạn, nó có thể là do chấn thương ở xương. Thực tế, ngay một cái ôm ghì chặt cũng gây ra cơn đau do nứt xương.Viêm sụn. Căn bệnh nữa mà chúng ta có thể mắc phải khi có dấu hiệu đau ngực trái chính là viêm cơ xụn, hoặc xương ở vùng ngực. Khác với bệnh mạch vành,loạn nhịp tim hay đau tim, triệu chứng lần này là đau âm ỉ, kéo dài hàng giờ, tăng lên khi vận động thân và tay, và khi ấn vào vùng bị viêm.Ung thư. Một số loại ung thư như ung thư phổi cũng có thể gây ra đau ở phía trên ngực. Đau ngực thường xuất hiện sau khi bạn ho nhiều, cười nhiều, hít thở sâu. Đây cũng là dấu hiệu ung thư phổi lây lan đến niêm mạc phổi.Nhiễm virus. Ngay cả bị nhiễm virus như zona thần kinh có thể gây đau ngực. Ở một vài trường hợp, thiếu máu đến các mô phổi cũng có thể gây ra các cơn đau ngực.Căng cơ. Các cơ xung quanh ngực có thể gây ra cơn đau ngực trong trường hợp bạn bị căng thẳng hoặc gặp vấn đề tinh thần nào đó. Nếu bạn tập thể dục quá sức và xuất hiện triệu chứng ho liên tục, đau một bên ngực hãy xem lại chế độ tập luyện của mình.Bệnh nhiễm trùng. Một số căn bệnh nhiễm trùng như lao phổi, viêm phổi có thể gây ra chứng đau một bên ngực. Nhiễm trùng có thể gây viêm, mủ trong phổi dẫn đến các cơn đau. Thậm chí, viêm đường hô hấp cũng có thể gây ra các cơn đau ngực.Trào ngược axit. Trào ngược axit là một vấn đề tiêu hóa nhưng nó có thể gây ra ợ nóng và các cơn đau ở lồng ngực. Ở bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản, khi acid dạ dày trào lên phần thực quản đoạn chạy qua ngực, acid dạ dày này kích thích vào đầu mút các sợi dây thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản gây hiện tượng đau, tức ngực. (Ảnh: Boldsky)
Gãy xương. Đau tức ngực cũng có thể do vết nứt ở xương sườn. Nếu cơn đau xuất hiện sau khi bị tai nạn, nó có thể là do chấn thương ở xương. Thực tế, ngay một cái ôm ghì chặt cũng gây ra cơn đau do nứt xương.
Viêm sụn. Căn bệnh nữa mà chúng ta có thể mắc phải khi có dấu hiệu đau ngực trái chính là viêm cơ xụn, hoặc xương ở vùng ngực. Khác với bệnh mạch vành,loạn nhịp tim hay đau tim, triệu chứng lần này là đau âm ỉ, kéo dài hàng giờ, tăng lên khi vận động thân và tay, và khi ấn vào vùng bị viêm.
Ung thư. Một số loại ung thư như ung thư phổi cũng có thể gây ra đau ở phía trên ngực. Đau ngực thường xuất hiện sau khi bạn ho nhiều, cười nhiều, hít thở sâu. Đây cũng là dấu hiệu ung thư phổi lây lan đến niêm mạc phổi.
Nhiễm virus. Ngay cả bị nhiễm virus như zona thần kinh có thể gây đau ngực. Ở một vài trường hợp, thiếu máu đến các mô phổi cũng có thể gây ra các cơn đau ngực.
Căng cơ. Các cơ xung quanh ngực có thể gây ra cơn đau ngực trong trường hợp bạn bị căng thẳng hoặc gặp vấn đề tinh thần nào đó. Nếu bạn tập thể dục quá sức và xuất hiện triệu chứng ho liên tục, đau một bên ngực hãy xem lại chế độ tập luyện của mình.
Bệnh nhiễm trùng. Một số căn bệnh nhiễm trùng như lao phổi, viêm phổi có thể gây ra chứng đau một bên ngực. Nhiễm trùng có thể gây viêm, mủ trong phổi dẫn đến các cơn đau. Thậm chí, viêm đường hô hấp cũng có thể gây ra các cơn đau ngực.
Trào ngược axit. Trào ngược axit là một vấn đề tiêu hóa nhưng nó có thể gây ra ợ nóng và các cơn đau ở lồng ngực. Ở bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản, khi acid dạ dày trào lên phần thực quản đoạn chạy qua ngực, acid dạ dày này kích thích vào đầu mút các sợi dây thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản gây hiện tượng đau, tức ngực. (Ảnh: Boldsky)