Tháng 7/2005, Natalie Hayden đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm ruột mãn tính. Căn bệnh này không có thuốc chữa khỏi khiến cuộc sống của cô gặp muôn vàn khó khăn. Natalie luôn sống trong nơm nớp không biết khi nào thì bệnh sẽ bùng phát và khiến cơ thể suy kiệt lúc nào.Sau 10 năm bị bệnh, cô nhập viện vì bị tắc ruột. Cô phải uống 22 viên thuốc 1 ngày để bổ sung steroids (thuốc kiểm soát triệu chứng bệnh). Cuộc sống dần vào bế tắc bởi không thể làm việc, kể cả những việc vặt hàng ngày.Bác sỹ chụp MRI để quyết định xem có thể phẫu thuật được hay không vì số năm bị viêm ruột và lên sẹo đã quá lâu. Kết quả chụp cho thấy, ruột cô bị co hẹp lại và lựa chọn duy nhất là phẫu thuật cắt bỏ ruột.Gần 46cm ruột bị cắt bỏ, cùng với van hồi manh tràng (cơ vòng nằm ở ngã ba ruột non và ruột già, có tác dụng hạn chế các chất trào ngược từ ruột già vào ruột non). Van này giúp bạn nín lại khi có nhu cầu đi vệ sinh.Sau đó, phần còn lại của ruột non được nối với ruột già. Ruột thừa cũng được cắt bỏ bởi nó cũng bị viêm nhiễm. Các bác sĩ phẫu thuật giải thích, toàn bộ hệ tiêu hoá của Natalie sẽ bị đẩy xuống khu vực hông.Sau phẫu thuật, khả năng tiêu hóa của cô gái thay đổi vĩnh viễn. Loại bỏ ruột có nghĩa cô không thể nạp vitamin và dinh dưỡng theo đường ruột. Thức ăn đi qua cơ thể nhanh hơn bao giờ hết.Vấn đề trước mắt nhất là việc đi vệ sinh, cô ăn vào thì cho ra gay lập tức. Cô không thể đi xa bởi quá lo sợ không đủ thời gian đi vệ sinh hoặc ở nơi công cộng thì cô phải hết sức cẩn thận, không dám ăn uống thứ gì.Vấn đề lâu dài là căn bệnh này sẽ tái phát lúc nào không hay. Ước tính 2/3 – 3/4 bệnh nhân bị viêm ruột phải trải qua 1 tới hơn 1 lần phẫu thuật trong đời. Khoảng 20% bệnh nhân bị tái phát bệnh sau 2 năm, 30% sau 3 năm và tới 80% sau 20 năm.
Tháng 7/2005, Natalie Hayden đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm ruột mãn tính. Căn bệnh này không có thuốc chữa khỏi khiến cuộc sống của cô gặp muôn vàn khó khăn. Natalie luôn sống trong nơm nớp không biết khi nào thì bệnh sẽ bùng phát và khiến cơ thể suy kiệt lúc nào.
Sau 10 năm bị bệnh, cô nhập viện vì bị tắc ruột. Cô phải uống 22 viên thuốc 1 ngày để bổ sung steroids (thuốc kiểm soát triệu chứng bệnh). Cuộc sống dần vào bế tắc bởi không thể làm việc, kể cả những việc vặt hàng ngày.
Bác sỹ chụp MRI để quyết định xem có thể phẫu thuật được hay không vì số năm bị viêm ruột và lên sẹo đã quá lâu. Kết quả chụp cho thấy, ruột cô bị co hẹp lại và lựa chọn duy nhất là phẫu thuật cắt bỏ ruột.
Gần 46cm ruột bị cắt bỏ, cùng với van hồi manh tràng (cơ vòng nằm ở ngã ba ruột non và ruột già, có tác dụng hạn chế các chất trào ngược từ ruột già vào ruột non). Van này giúp bạn nín lại khi có nhu cầu đi vệ sinh.
Sau đó, phần còn lại của ruột non được nối với ruột già. Ruột thừa cũng được cắt bỏ bởi nó cũng bị viêm nhiễm. Các bác sĩ phẫu thuật giải thích, toàn bộ hệ tiêu hoá của Natalie sẽ bị đẩy xuống khu vực hông.
Sau phẫu thuật, khả năng tiêu hóa của cô gái thay đổi vĩnh viễn. Loại bỏ ruột có nghĩa cô không thể nạp vitamin và dinh dưỡng theo đường ruột. Thức ăn đi qua cơ thể nhanh hơn bao giờ hết.
Vấn đề trước mắt nhất là việc đi vệ sinh, cô ăn vào thì cho ra gay lập tức. Cô không thể đi xa bởi quá lo sợ không đủ thời gian đi vệ sinh hoặc ở nơi công cộng thì cô phải hết sức cẩn thận, không dám ăn uống thứ gì.
Vấn đề lâu dài là căn bệnh này sẽ tái phát lúc nào không hay. Ước tính 2/3 – 3/4 bệnh nhân bị viêm ruột phải trải qua 1 tới hơn 1 lần phẫu thuật trong đời. Khoảng 20% bệnh nhân bị tái phát bệnh sau 2 năm, 30% sau 3 năm và tới 80% sau 20 năm.