Paduka là một kiểu dép cổ ở Ấn Độ, được thiết kế với một đế có trụ, núm được gắn giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai. Paduka làm từ nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, ngà voi hoặc bạc.Chúng có thể mô phỏng theo hình dạng của bàn chân, con cá. Với Paduka dùng khi đi lễ hội hay làm lễ phục cho cô dâu, chúng sẽ được trang trí cầu kì, toát lên tính trang nghiêm, hoành tráng của sự kiện.Đôi dép này có tuổi thọ hơn 3000 năm, thuộc về người Ai Cập. Mặc dù không còn nguyên vẹn song chúng khiến hậu thế ngưỡng mộ về khả năng sáng tạo, chỉn chu trong từng đường khâu.Namaksin là một loại guốc truyền thống của Hàn Quốc, làm bằng gỗ để di chuyển trong điều kiện thời tiết mưa, bùn đất. Có thể nói, namaksin được sử dụng như những đôi ủng hiện đại. Chất liệu lẫn kiểu dáng của namaksin cho thấy độ “sành mốt” của người xưa, khiến hậu thế mê mẩn.Chopine là đôi giày cổ rất được phụ nữ ưa chuộng trong những ngày đầu thời Phục hưng, đặc biệt ở Venice. Chopine được ưa chuộng nhờ chiều cao “khủng”, có thể lên tới 50cm. Chiều cao này giúp người mặc khi đi không giẫm lên váy, không bị bụi bẩn bám vào chân hoặc có thể đi qua vũng nước.Đặc biệt, chopine còn là biểu tượng của địa vị xã hội. Những đôi chopine càng cao chứng tỏ địa vị của người mang càng lớn.Kothornos là kiểu giày được dùng nhiều bởi các diễn viên sân khấu người La Mã cổ đại. Chiều cao đế giày cho phép người dùng “hack dáng” đáng kể.Qabqab là kiểu giày rất phổ biến tại Thổ Nhĩ Kỳ những năm 1800-1850. Qabqab được dùng trong nhà tắm, ngăn ngừa mối nguy trượt chân trên sàn ẩm ướt. Điều thú vị là cái tên qabqab được đặt theo âm thanh mà guốc tạo ra khi đi trên sàn đá cẩm thạch.Giày sen là loại giày truyền thống mà phụ nữ ở Trung Quốc những năm 1800-1943 thường đi. Những đôi giày này được thiết kế tinh tế, làm từ bông hoặc tơ tằm, nhỏ xinh, có thể để vừa trong lòng bàn tay.Thông thường, giày sen của Trung Quốc có 5 màu cơ bản gồm đỏ, vàng, xanh da trời, đen và trắng. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể màu giày sẽ có sự khác biệt. Chẳng hạn khi có hỉ sự thì đi giày lụa đỏ, thời gian tang lễ sẽ thay bằng vải trắng hoặc các vải sậm màu.Đôi guốc cổ có chuông này thuộc về phụ nữ Armenia nhập cư đến Syria. Chúng là phụ kiện đi ở nhà phổ biến của chị em cuối thế kỷ 19.Đôi ủng cao gót là thiết kế phổ biến tại Đức, Thụy Điển cuối thế kỷ 19. Nhìn bề ngoài, kiểu dáng lẫn họa tiết trang trí của chúng không hề thua kém những đôi bốt sành điệu hiện nay.Tương tự, mẫu ichigi những năm 1990 này có thiết kế khá giống những đôi bốt thời thượng. Chúng được làm từ chất liệu da, đế mỏng, phù hợp cả nam và nữ Kazakhstan đi trong nhà.Đôi giày lười này được ra mắt những năm 1900-1930. Không chỉ có form dáng tiện dụng, đôi giày còn được thêu hoa văn tinh xảo bằng chỉ vàng. Mời độc giả xem thêm video: Phát hiện kho hàng giày dép giả nhái thương hiệu. Nguồn video: nhandantv
Paduka là một kiểu dép cổ ở Ấn Độ, được thiết kế với một đế có trụ, núm được gắn giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai. Paduka làm từ nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, ngà voi hoặc bạc.
Chúng có thể mô phỏng theo hình dạng của bàn chân, con cá. Với Paduka dùng khi đi lễ hội hay làm lễ phục cho cô dâu, chúng sẽ được trang trí cầu kì, toát lên tính trang nghiêm, hoành tráng của sự kiện.
Đôi dép này có tuổi thọ hơn 3000 năm, thuộc về người Ai Cập. Mặc dù không còn nguyên vẹn song chúng khiến hậu thế ngưỡng mộ về khả năng sáng tạo, chỉn chu trong từng đường khâu.
Namaksin là một loại guốc truyền thống của Hàn Quốc, làm bằng gỗ để di chuyển trong điều kiện thời tiết mưa, bùn đất. Có thể nói, namaksin được sử dụng như những đôi ủng hiện đại. Chất liệu lẫn kiểu dáng của namaksin cho thấy độ “sành mốt” của người xưa, khiến hậu thế mê mẩn.
Chopine là đôi giày cổ rất được phụ nữ ưa chuộng trong những ngày đầu thời Phục hưng, đặc biệt ở Venice. Chopine được ưa chuộng nhờ chiều cao “khủng”, có thể lên tới 50cm. Chiều cao này giúp người mặc khi đi không giẫm lên váy, không bị bụi bẩn bám vào chân hoặc có thể đi qua vũng nước.
Đặc biệt, chopine còn là biểu tượng của địa vị xã hội. Những đôi chopine càng cao chứng tỏ địa vị của người mang càng lớn.
Kothornos là kiểu giày được dùng nhiều bởi các diễn viên sân khấu người La Mã cổ đại. Chiều cao đế giày cho phép người dùng “hack dáng” đáng kể.
Qabqab là kiểu giày rất phổ biến tại Thổ Nhĩ Kỳ những năm 1800-1850. Qabqab được dùng trong nhà tắm, ngăn ngừa mối nguy trượt chân trên sàn ẩm ướt. Điều thú vị là cái tên qabqab được đặt theo âm thanh mà guốc tạo ra khi đi trên sàn đá cẩm thạch.
Giày sen là loại giày truyền thống mà phụ nữ ở Trung Quốc những năm 1800-1943 thường đi. Những đôi giày này được thiết kế tinh tế, làm từ bông hoặc tơ tằm, nhỏ xinh, có thể để vừa trong lòng bàn tay.
Thông thường, giày sen của Trung Quốc có 5 màu cơ bản gồm đỏ, vàng, xanh da trời, đen và trắng. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể màu giày sẽ có sự khác biệt. Chẳng hạn khi có hỉ sự thì đi giày lụa đỏ, thời gian tang lễ sẽ thay bằng vải trắng hoặc các vải sậm màu.
Đôi guốc cổ có chuông này thuộc về phụ nữ Armenia nhập cư đến Syria. Chúng là phụ kiện đi ở nhà phổ biến của chị em cuối thế kỷ 19.
Đôi ủng cao gót là thiết kế phổ biến tại Đức, Thụy Điển cuối thế kỷ 19. Nhìn bề ngoài, kiểu dáng lẫn họa tiết trang trí của chúng không hề thua kém những đôi bốt sành điệu hiện nay.
Tương tự, mẫu ichigi những năm 1990 này có thiết kế khá giống những đôi bốt thời thượng. Chúng được làm từ chất liệu da, đế mỏng, phù hợp cả nam và nữ Kazakhstan đi trong nhà.
Đôi giày lười này được ra mắt những năm 1900-1930. Không chỉ có form dáng tiện dụng, đôi giày còn được thêu hoa văn tinh xảo bằng chỉ vàng.
Mời độc giả xem thêm video: Phát hiện kho hàng giày dép giả nhái thương hiệu. Nguồn video: nhandantv