Lawar là một hỗn hợp salad truyền thống của người dân Bali và thường được dùng kèm với cơm, từ nasi babi gending hay nasi campur cơm trộn.Trong ẩm thực địa phương, Lawar cũng được chia thành 2 loại dựa vào nguyên liệu chế biến.Trong đó, Lawar putih hay Lawar cơm trắng là loại salad bình thường được làm từ dừa vụn, mít non cắt lát, đậu chuỗi và gia vị.Còn loại salad kỳ lạ còn lại có thành phần chính là thịt sống. Theo đó, Lawar merah (Lawar thịt đỏ) sẽ được chế biến từ thịt đỏ, thịt thái lát và máu lợn.Những nguyên liệu này sẽ được đầu bếp trộn đều lên kèm theo một số gia vị đặc biệt khác. Món ăn này cũng thường được phục vụ hầu hết ở các nhà hàng warung hoặc nhà hàng địa phương có phục vụ thịt lợn nướng babi.Salad trái cây cùng nước dùng cá ngừ (Rujak kuah pindang): Rujak kuah pindang là món salad trái cây truyền thống của người Bali được phục vụ cùng nước dùng cá ngừ và có vị cực cay bởi các loại ớt được thêm vào.Với những du khách nước ngoài lần đầu đến Bali, Rujak kuah pindang luôn là một trong những món ăn khiến họ hoang mang nhất.Rujak kuah pindang cũng có khá nhiều phiên bản khác nhau bao gồm các loại trái cây nhiệt đới địa phương như: xoài non, đu đủ non, jicama,… Những loại quả này thường sẽ được cắt bằng dao răng cưa để có hình thù bắt mắt hơn sau đó cho vào nước dùng cá ngừ kuah pindang và rất nhiều ớt.Salad nhộng ong giòn (Lawar Nyawan): Những con nhộng được tách ra khỏi tổ ong bằng cách đun sôi nguyên cả tổ, sau khi chín nó sẽ tự rơi ra ngoài.Nhộng ong sẽ được trộn với đu đủ non bào sợi và các loại gia vị khác, dẫn đến một món salad có vị chua ngọt nhẹ, ăn vừa giòn vừa béo.Món salad nhộng ong không được bày bán phổ biến và ngày càng khó tìm mua được. Do đó, để thưởng thức được món ăn này chỉ có người dân bản địa đãi khách quý mà thôi.Tuy nhiên, nếu du khách nhất định muốn thưởng thức món salad có vị đặc biệt này thì có thể cất công tìm đến nhà hàng Warung Dita ở Ahmad Yani, Denpasar. Đây có lẽ là một trong số ít những nhà hàng vẫn bán món salad nhộng ong trong thực đơn. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Lawar là một hỗn hợp salad truyền thống của người dân Bali và thường được dùng kèm với cơm, từ nasi babi gending hay nasi campur cơm trộn.
Trong ẩm thực địa phương, Lawar cũng được chia thành 2 loại dựa vào nguyên liệu chế biến.
Trong đó, Lawar putih hay Lawar cơm trắng là loại salad bình thường được làm từ dừa vụn, mít non cắt lát, đậu chuỗi và gia vị.
Còn loại salad kỳ lạ còn lại có thành phần chính là thịt sống. Theo đó, Lawar merah (Lawar thịt đỏ) sẽ được chế biến từ thịt đỏ, thịt thái lát và máu lợn.
Những nguyên liệu này sẽ được đầu bếp trộn đều lên kèm theo một số gia vị đặc biệt khác. Món ăn này cũng thường được phục vụ hầu hết ở các nhà hàng warung hoặc nhà hàng địa phương có phục vụ thịt lợn nướng babi.
Salad trái cây cùng nước dùng cá ngừ (Rujak kuah pindang): Rujak kuah pindang là món salad trái cây truyền thống của người Bali được phục vụ cùng nước dùng cá ngừ và có vị cực cay bởi các loại ớt được thêm vào.
Với những du khách nước ngoài lần đầu đến Bali, Rujak kuah pindang luôn là một trong những món ăn khiến họ hoang mang nhất.
Rujak kuah pindang cũng có khá nhiều phiên bản khác nhau bao gồm các loại trái cây nhiệt đới địa phương như: xoài non, đu đủ non, jicama,… Những loại quả này thường sẽ được cắt bằng dao răng cưa để có hình thù bắt mắt hơn sau đó cho vào nước dùng cá ngừ kuah pindang và rất nhiều ớt.
Salad nhộng ong giòn (Lawar Nyawan): Những con nhộng được tách ra khỏi tổ ong bằng cách đun sôi nguyên cả tổ, sau khi chín nó sẽ tự rơi ra ngoài.
Nhộng ong sẽ được trộn với đu đủ non bào sợi và các loại gia vị khác, dẫn đến một món salad có vị chua ngọt nhẹ, ăn vừa giòn vừa béo.
Món salad nhộng ong không được bày bán phổ biến và ngày càng khó tìm mua được. Do đó, để thưởng thức được món ăn này chỉ có người dân bản địa đãi khách quý mà thôi.
Tuy nhiên, nếu du khách nhất định muốn thưởng thức món salad có vị đặc biệt này thì có thể cất công tìm đến nhà hàng Warung Dita ở Ahmad Yani, Denpasar. Đây có lẽ là một trong số ít những nhà hàng vẫn bán món salad nhộng ong trong thực đơn. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.