Vụ việc một cháu bé ở Hà Nội bị 16 hạt muồng lọt vào lỗ tai suýt thủng màng nhĩ, phải đi bệnh viện cấp cứu sau khi chơi trò xúc hạt muồng được chia sẻ, đang gây xôn xao trên mạng xã hội.Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, trò chơi xúc đổ cát bằng hạt muồng hoặc một loại hạt nhỏ tròn màu đen thường được các khu vui chơi sử dụng vì có thể giúp trẻ phát triển một số kĩ năng tốt.Tuy nhiên, trò này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm cho bé. Những loại hạt nhỏ, cứng rất dễ lọt vào tai, mũi, miệng, mắt của bé khiến bé đau đớn, khó chịu.Nếu nhiều hạt muồng hoặc hạt cát giả cứng nhân tạo lọt vào mũi miệng, đường thở của bé quá nhiều, có thể gây nghẹt đường thở và nguy hiểm cho bé khi không cấy cứu kịp thời. Nếu hạt muồng, cát giả lọt vào tai và không phát hiện ra có thể gây viêm tai, viêm tai giữa, nặng hơn có thể thủng màng nhĩ.Khỏe Plus ghi nhận, dù thông tin cảnh báo được bà mẹ có tên Hoàng Trang chia sẻ trên facebook cá nhân sau khi con chị bị 16 hạt muồng lọt vào tai gây suýt thủng màng nhĩ, viêm tai nặng và phải đi bệnh viện cấp cứu nhưng nhiều bà mẹ khác vẫn vô tư cho con chơi trò xúc hạt muồng.Tại một số khu vui chơi dành cho trẻ em ở Hà Nội như công viên Dịch Vọng, công viên Thống Nhất, khu vui chơi trẻ em ở Hoàng Cầu... trò xúc cát vẫn được các bé đặc biệt ưa thích. Rất nhiều bé háo hức xúc, đổ những hạt muồng cứng trong khu vui chơi.Nguy hiểm hơn có nhiều bé còn vung hất tung cả nắm hạt muồng ra xung quanh, mà không hề có sự nhắc nhở, kiểm soát của người lớn. Vì những hạt muồng trơn dễ gây trượt, nên nhiều trẻ còn bị ngã chúi xuống đống hạt muồng dưới chân.Còn với các bà mẹ, họ vẫn cho con chơi trò xúc cát bằng hạt muồng và hoàn toàn vô tư trước những mối nguy hại của trò này. Hầu hết các mẹ đều không hề có biện pháp kiểm soát, cảnh giác nguy cơ có thể xảy ra với bé.Chị Phan Thúy Hiền ở giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội cho biết: "Con tôi rất thích chơi trò xúc cát này. Tôi cũng như nhiều bà mẹ, còn mua riêng cho con một bộ xúc cát để chơi tại nhà...... Thực sự tôi vẫn cho rằng đây là trò chơi an toàn với con mà chưa từng nghĩ tới những nguy hiểm mà trò này có thể gây. Tôi nghĩ sau này mình sẽ cảnh giác và theo sát con hơn khi cháu chơi trò này"."Theo tôi các mẹ có thể dùng bông nút lỗ tai con lại khi chơi, để tránh con bị hạt muồng, cát giả lọt vô tình vào tai khó nếu chẳng may bị ngã xuống, ném nhau", chị Hiền gợi ý.
Vụ việc một cháu bé ở Hà Nội bị 16 hạt muồng lọt vào lỗ tai suýt thủng màng nhĩ, phải đi bệnh viện cấp cứu sau khi chơi trò xúc hạt muồng được chia sẻ, đang gây xôn xao trên mạng xã hội.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, trò chơi xúc đổ cát bằng hạt muồng hoặc một loại hạt nhỏ tròn màu đen thường được các khu vui chơi sử dụng vì có thể giúp trẻ phát triển một số kĩ năng tốt.
Tuy nhiên, trò này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm cho bé. Những loại hạt nhỏ, cứng rất dễ lọt vào tai, mũi, miệng, mắt của bé khiến bé đau đớn, khó chịu.
Nếu nhiều hạt muồng hoặc hạt cát giả cứng nhân tạo lọt vào mũi miệng, đường thở của bé quá nhiều, có thể gây nghẹt đường thở và nguy hiểm cho bé khi không cấy cứu kịp thời. Nếu hạt muồng, cát giả lọt vào tai và không phát hiện ra có thể gây viêm tai, viêm tai giữa, nặng hơn có thể thủng màng nhĩ.
Khỏe Plus ghi nhận, dù thông tin cảnh báo được bà mẹ có tên Hoàng Trang chia sẻ trên facebook cá nhân sau khi con chị bị 16 hạt muồng lọt vào tai gây suýt thủng màng nhĩ, viêm tai nặng và phải đi bệnh viện cấp cứu nhưng nhiều bà mẹ khác vẫn vô tư cho con chơi trò xúc hạt muồng.
Tại một số khu vui chơi dành cho trẻ em ở Hà Nội như công viên Dịch Vọng, công viên Thống Nhất, khu vui chơi trẻ em ở Hoàng Cầu... trò xúc cát vẫn được các bé đặc biệt ưa thích. Rất nhiều bé háo hức xúc, đổ những hạt muồng cứng trong khu vui chơi.
Nguy hiểm hơn có nhiều bé còn vung hất tung cả nắm hạt muồng ra xung quanh, mà không hề có sự nhắc nhở, kiểm soát của người lớn. Vì những hạt muồng trơn dễ gây trượt, nên nhiều trẻ còn bị ngã chúi xuống đống hạt muồng dưới chân.
Còn với các bà mẹ, họ vẫn cho con chơi trò xúc cát bằng hạt muồng và hoàn toàn vô tư trước những mối nguy hại của trò này. Hầu hết các mẹ đều không hề có biện pháp kiểm soát, cảnh giác nguy cơ có thể xảy ra với bé.
Chị Phan Thúy Hiền ở giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội cho biết: "Con tôi rất thích chơi trò xúc cát này. Tôi cũng như nhiều bà mẹ, còn mua riêng cho con một bộ xúc cát để chơi tại nhà...
... Thực sự tôi vẫn cho rằng đây là trò chơi an toàn với con mà chưa từng nghĩ tới những nguy hiểm mà trò này có thể gây. Tôi nghĩ sau này mình sẽ cảnh giác và theo sát con hơn khi cháu chơi trò này".
"Theo tôi các mẹ có thể dùng bông nút lỗ tai con lại khi chơi, để tránh con bị hạt muồng, cát giả lọt vô tình vào tai khó nếu chẳng may bị ngã xuống, ném nhau", chị Hiền gợi ý.